Theo báo cáo của Cơ quan tình báo Trung Ương (CIA), Cục điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), Moscow tìm cách can thiệp vào nước Mỹ trên quy mô lớn, từ email cá nhân cho đến hệ thống mạng xã hội.
Trong khi nhiều người Mỹ cho rằng sự nhúng tay của Nga vào cuộc bầu cử vừa qua là bước đi thông thường từ điện Kremlin, các nhà điều tra khẳng định đây chỉ là một phần trong chiến dịch rất quy mô kéo dài hàng năm trời.
"Ông Putin và chính phủ Nga mong muốn giúp tổng thống đắc cử Trump chiến thắng bằng cách làm giảm uy tín của bà Clinton và công khai phản đối bà", báo cáo cho biết.
Ông Christopher Porter, cựu điệp viên CIA, nói sự can thiệp của Nga là "cú đòn trả đũa" với bà Clinton.
Trong khi nhiều người Mỹ cho rằng sự nhúng tay của Nga vào cuộc bầu cử vừa qua là bước đi thông thường từ điện Kremlin, các nhà điều tra khẳng định đây chỉ là một phần trong chiến dịch rất quy mô kéo dài hàng năm trời.
"Ông Putin và chính phủ Nga mong muốn giúp tổng thống đắc cử Trump chiến thắng bằng cách làm giảm uy tín của bà Clinton và công khai phản đối bà", báo cáo cho biết.
Ông Christopher Porter, cựu điệp viên CIA, nói sự can thiệp của Nga là "cú đòn trả đũa" với bà Clinton.
Ông Putin và bà Clinton có mối quan hệ không tốt đẹp trong nhiều năm qua. Ảnh: Yournewswire.
Ông Porter nói tổng thống Nga công khai bày tỏ thái độ không hài lòng khi Mỹ "thúc đẩy dân chủ" ở Ukraine và Gruzia, "sân sau" của Nga, nơi nước này luôn tìm cách gia tăng ảnh hưởng.
Theo New York Times, ông Putin nghi ngờ Mỹ can thiệp trong vụ Hồ sơ Panama, tiết lộ thông tin về khối tài sản khổng lồ nước ngoài của nhiều nhân vật thân cận với Putin.
Bên cạnh đó là việc vận động viên Nga sử dụng thuốc kích thích một cách có hệ thống và bị phản đối bởi cộng đồng quốc tế cũng khiến tổng thống Nga tức giận. Đây được coi là một trong những lý do để Moscow tìm cách nhúng tay vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Trước đó, mối quan hệ giữa ông Putin và bà Clinton từng trải qua nhiều rạn nứt từ thời bà còn làm ngoại trưởng Mỹ. Phía Moscow tin rằng cựu ngoại trưởng Mỹ tìm cách hạ bệ ông Putin khi ông bày tỏ mong muốn quay trở lại làm tổng thống năm 2011. Vì vậy, việc trả đũa bà Clinton lần này được Kremlin coi là biện pháp mang tính phòng thủ.
Nhà chức trách tại NSA có quan điểm hơi khác chút so với CIA và FBI. Trong khi NSA "khá tự tin" về khẳng định Nga giúp đỡ ông Trump, CIA và FBI "rất tự tin" trong vấn đề này.
Các cơ quan trên đang phải đối mặt với một tình huống không dễ dàng, đó là báo với tổng thống mới rằng ông đã chiến thắng nhờ sự giúp đỡ đắc lực của những kẻ thù từ Nga.
Ông Trump cũng nghi ngờ điều này khi luôn tìm cách phản đối và lên án các cơ quan tình báo trong nước.
Tuy nhiên, báo cáo được công khai hiện thiếu sót điều quan trọng nhất: bằng chứng cụ thể cho thấy sự can thiệp của Nga. Một số nguồn tin nói do đây là báo cáo công khai nên các chi tiết bằng chứng không có như trong bản báo cáo mật.
Tác giả bài viết: Thế Long
Nguồn tin: