Trang 10 và 11 của Cổ bản Selden. Phía trên là hình ảnh nhìn bằng mắt thường, phía dưới là hình ảnh ẩn dưới lớp phấn và keo được quét bởi công nghệ siêu phổ.
Sách ghi chép cổ, hay còn gọi là Cổ bản Selden từ thành phố Mixtec tỉnh Anute là một trong 5 hiện vật cùng loại còn sót lại ở khu vực, thuộc bang Oaxaca phía nam nước này. Từ lâu đã có nhiều giả thuyết cho rằng có thông điệp ẩn giấu bên dưới cuốn sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Bodleian, ĐH Oxford (Anh).
Bằng công nghệ viễn thám siêu phổ cắt lớp, mới đây, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên được nhìn thấy những hình ảnh độc đáo
"Tôi như muốn hét lên khi nhìn thấy chúng. Sau khi tìm hiểu nhiều cách, cuối cùng cũng khám phá được thông điệp ẩn giấu đằng sau mà không gây hại cho hiện vật", Ludo Snijders từ ĐH Leiden University, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Hình ảnh được quét
Đây là phát hiện khá quan trọng vì bức vẽ mang phong cách tiền thuộc địa, trong khi các văn bản đè phía trên lại có ảnh hưởng châu Âu. Vì vậy trước kia người ta cho rằng Cổ bản Selden được làm năm 1560, 50 sau khi thực dân Tây Ban Nha tới đây, nhưng thực tế nó còn cổ hơn nhiều.
Tuy nhiên rất khó tìm hiểu xem tài liệu này có ý nghĩa gì vì công nghệ quét mới chỉ làm hiện lên các phần màu đỏ và vàng. Còn lại lớp than vẫn che lấp khá nhiều. Hình ảnh xuất hiện nhiều nhất là hai biểu tượng dao găm và dây thừng.
Có vẻ như nhân vật dao găm-dây thừng này đóng vai trò khá quan trọng trong xã hội Mixtec cổ. Cổ bản giống như bản chép sử, nên đó có thể là tư tế hoặc vua, dù chưa chắc rằng những biểu tượng này có phải đề cập tới cùng một người hay không.
Theo Snijders, sách này chi tiết tới mức có thể phác thảo về địa chính trị của Mixtec thời cổ. Còn lại là biểu tượng của 20 người đang ngồi và đứng, mặt đứng về một hướng trong khi có một nhóm cầm gậy, giáo và phụ nữ tóc đỏ. Hiện tại nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục rà soát, có khả năng là còn rất nhiều trang nữa.
Không rõ lý do văn bản này bị ẩn đi, nhưng nhiều khả năng đây là tư liệu lịch sử ngầm kể lại cho đời sau sự tàn bạo của quân xâm lược. Riêng lớp văn bản bên trên đã bị phe thực dân phá hủy.
Trước đó các phương pháp quét thông thường không có tác dụng vì người xưa sử dụng chất liệu sơn sinh học. David Howell, đứng đầu tổ Khoa học Di sản tại Bodlean nhận xét rằng cổ bản này rất đặc biệt do đó là sản phẩm duy nhất còn tồn tại của cả một nền văn hóa.
Tác giả bài viết: Mẫn Di
Nguồn tin: