"Siêu Trái Đất" này nằm cách chúng ta khoảng 33 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao đỏ lùn.
Hành tinh này nằm ngoài hệ Mặt Trời, được các nhà khoa học đặt tên là GJ 536 b và có trọng lượng gấp gần 5,4 lần Trái Đất.
GJ 536 b không nằm trong vùng có thể cư trú được của sao chủ do ở khoảng cách quá gần. Quỹ đạo của nó chưa đầy 9 ngày, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thiên văn học và Vật lý thiên văn.
Hành tinh này nằm ngoài hệ Mặt Trời, được các nhà khoa học đặt tên là GJ 536 b và có trọng lượng gấp gần 5,4 lần Trái Đất.
GJ 536 b không nằm trong vùng có thể cư trú được của sao chủ do ở khoảng cách quá gần. Quỹ đạo của nó chưa đầy 9 ngày, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thiên văn học và Vật lý thiên văn.
"Siêu Trái Đất" mới được phát hiện quay quanh một ngôi sao đỏ lùn. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đang hy vọng sẽ tìm được những hành tinh tương tự ở vùng lân cận với cơ hội phát hiện sự sống cao hơn.
Jonay Isai Gonzalez, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Hành tinh đá này quay quanh một ngôi sao nhỏ hơn nhiều và lạnh hơn so với Mặt Trời, nhưng nó vừa đủ gần và sáng".
Tác giả chính của nghiên cứu, Alejandro Suarez Mascareno cho biết thêm: "Các hành tinh đá thường được tìm thấy theo nhóm, đặc biệt là những ngôi sao hình cầu thuộc dạng này. Chúng tôi khá chắc rằng có thể tìm thấy những 'siêu Trái Đất' khác với quỹ đạo xa hơn sao chủ trong khoảng thời gian từ 100 ngày đến vài năm".
"Siêu Trái Đất" là thuật ngữ dùng để chỉ những hành tinh có khối lượng gấp từ 1 đến 10 lần so với Trái Đất.
Việc phát hiện các "siêu Trái Đất" thường gây phấn khích cho những người mong muốn tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh vì không giống với các hành tinh khí khổng lồ, chúng thường có bề mặt đất đá và có thể sinh sống được.
Bí ẩn đại dương bên dưới bề mặt Sao Diêm Vương: Lực hấp dẫn kỳ lạ tác động lên một mảng bề mặt của Diêm Vương tinh đã dẫn các nhà khoa học đến chỗ phát hiện ra cả một đại dương bên dưới bề mặt này.
Tác giả bài viết: Tuyết Mai
Nguồn tin: