Kinh tế

Phấn đấu có thêm nhiều hàng hóa từ vụ đông

Đã từ nhiều năm nay, vụ đông được huyện Thanh Chương coi là vụ sản xuất chính. Từ kinh nghiệm của nhiều năm sản xuất vụ đông năm nay huyện đang quyết tâm phát triển toàn diện cả về diện tích, năng suất và giá trị thu nhập sản phẩm hàng hóa. Tư tưởng này đã và đang nhận được sự ủng hộ của người dân ở các địa phương.

Người dân đang tranh thủ thu hoạch lúa hè thu để sản xuất cụ đông


Hôm nay, mặc dù trời có mưa nhưng gia đình ông Lưu Văn Tam ở xóm 9 xã Thanh Văn vẫn tranh thủ ra đồng để gặp lúa hè thu. Phần vì lúa đã chính, phần vì mưa gió là chuyện bình thường của tiết mưa ngâu tháng 7, theo ông quan trọng nhất là gặt xong lúa để còn cày bừa đất sản xuất vụ đông. Trên 4 sào ruộng thuộc vùng mơng cạn này năm nào cũng được gia đình trồng rau cải và ngô động thành công. Ông Tam quả quyết: “nắng mưa là chuyện của trời, vụ đông là phải tranh chấp thời vụ. Chỉ sợ mưa lũ lớn còn mưa rải rác thế này không ảnh hưởng gì nhiều đến sản xuất, chỉ thêm chút vất vả thôi”

Một số duện tích bí vụ đông sớm đã được gieo trồng và phát triển tốt


Ông Lưu Văn Tam chỉ là một trong hàng chục ngàn hộ dân trên địa bàn huyện Thanh Chương hăm hở với sản xuất vụ đông, bởi từ nhiều năm nay vụ động đã trở thành vụ sản xuất chính. Trong đó diện tích cây ngô tăng hơn 3 lần so với vụ hè thu, rau màu tăng hơn 5 lần. Quá trình sản xuất vụ đông cũng đã hình thành nên các vũng chuyên canh để phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng, tập quán và hiệu quả kinh tế xã hội như: Ngô và Rau cải tại vùng bãi Sông Lam, Rau, khoai tây, bầu bí, dưa leo, hành tăm, hành hoa ở vùng trung tâm huyện. Dậu ve leo ở vùng Chợ Cồn. Ngoài các loại cây trồng truyền thống đã xuất hiện nhiều loại mới như: xúp lơ, bí ngồi, mướp đắng, các giống ngô lấy cây phục vụ chăn nuôi. Giá trị sản xuất vụ đông được đánh giá là đã đạt khoảng 1/4 thu nhập trong nội ngành nông nghiệp.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi người dân xã Thanh Lĩnh đã bắt đầu sản xuất vụ đông


Để tiếp tục phát huy kết quả sản xuất vụ đông, năm nay Huyện ủy- UBND huyện Thanh Chương đã sớm có Nghị quyết và đề án với tư tươmngr chỉ đạo chung là: phát triển toàn diện cả về diện tích, năng suất và giá trị thu nhập sản phẩm hàng hóa. Bố trí hợp lý, tăng cường đầu tư thâm canh, tăng diện tích ngô trên đất màu đồi, đất hai lúa, nơi chắc ăn; Bố trí rau màu thành vùng tập trung, áp dụng trồng rau an toàn để đảm bảo có uy tín trên thị trường; Đẩy mạnh chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu (Chè, sắn, cam, bưởi, cây lâm nghiệp…) theo hướng vừa mở rộng quy mô, vừa đầu tư thâm canh để có khối lượng hàng hóa lớn.

Theo đó, toàn huyện sẽ phấn đấu trồng đạt 5200 ha cây trồng ngắn ngày. Trong đó là 3500 ha, rau màu 800 ha, sắn 700 ha...

Để thực hiện đạt các mục tiêu này Huyện ủy- UBND huyện Thanh Chương cũng đã triển khai nhiều nhóm giải pháp về công tác tư tưởng, công tác kỹ thuật, thời vụ; Nâng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp và khuyến nông, ban hành các cơ chế chính sách. Theo đóm sẽ tuyên truyền, vận động cán bộ, Đảng viên và nhân dân nâng cao ý thức chấp hành cơ cấu mùa vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thâm canh, tránh né thiên tai. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, của UBND xã, thị trấn về dịch vụ cung ứng giống. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân dịch vụ cung ứng giống ngoài luồng, không rõ nguồn gốc, giống ngoài định hướng cơ cấu của huyện. Đặc biệt là triển khai hiệu quả việc thực hiện Quyết định 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định 09/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 2817/QĐ-UBND ngày 27/7/2016 của UBND huyện về việc ban hành một số chính sách đầu tư phát triển cây cam V2, cam Xã Đoài và cây bưởi Diễn giai đoạn 2016-2020. Đề nghị các đơn vị cung ứng vật tư: giống, phân bón... có cơ chế chính sách cụ thể hỗ trợ kinh phí cho nông dân thông qua các hình thức như: bán hàng trả chậm hoặc đầu tư trước để đảm bảo cho nông dân sản xuất.

Một vụ sản xuất đã bắt đầu, sau ông Lưu Văn Tam, người dân xã Thanh Văn nói riêng và huyện Thanh Chương nói chung đang tranh thủ gặt lúa, chuẩn bị vật tư phân bón và các điều kiện khác để bước vào vụ đông. Với sự chuẩn bị chu đáo tin rằng các mục tiêu về một vụ đông đổi mới tạo ra nhiều giá trị hàng hóa sẽ được các cấp ủy chính quyền và người dân lãnh đạo chỉ đạo và thực hiện thành công.

Tác giả bài viết: Trần Đình Hà

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP