"Ôm" điện thoại và Ipad, bé 3 tuổi bị lệch cổ, thoái hóa đốt sống
Đã có hàng trăm bài báo viết về tác hại của việc cho trẻ em dùng điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng (Ipad). Đã có hàng ngàn ý kiến của các chuyên gia cảnh báo về những hiểm họa khôn lường từ việc này đối với trẻ em.
Nhưng bỏ qua tất cả những lời "báo động" đó, tỉ lệ trẻ em sử dụng điện thoại và máy tính bảng như một món đồ chơi không những không giảm mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng.
Có rất nhiều lý do muôn hình vạn trạng để "biện minh" cho việc người lớn tùy tiện cho trẻ em sử dụng đồ chơi công nghệ. Ai cũng vì lý do riêng thì mới cho trẻ chơi mặc dù hầu hết mọi người đều biết đến tác hại của nó.
Hơn nữa, những tiện ích trên món đồ thông minh này ngày càng được phát triển hiện đại hơn, đa dạng hơn, thú vị hơn, khiến không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng đều "dán mắt" vào đó hoặc "ôm khư khư" không rời.
Điều đáng tiếc là, những lời cảnh báo đó được các bác sĩ cho rằng, giống như "nước đổ lá khoai" hay "ném đá ao bèo" khi mới đây, một bé gái 3 tuổi đã phải nhập viện vì hiện tượng lệch cổ không cử động được.
Theo một bài viết được chia sẻ "chóng mặt" trên trang Sports Network (Trung Quốc) bé gái này đã có "niềm say mê" với thiết bị công nghệ từ lúc 2 tuổi.
Đã có hàng trăm bài báo viết về tác hại của việc cho trẻ em dùng điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng (Ipad). Đã có hàng ngàn ý kiến của các chuyên gia cảnh báo về những hiểm họa khôn lường từ việc này đối với trẻ em.
Nhưng bỏ qua tất cả những lời "báo động" đó, tỉ lệ trẻ em sử dụng điện thoại và máy tính bảng như một món đồ chơi không những không giảm mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng.
Có rất nhiều lý do muôn hình vạn trạng để "biện minh" cho việc người lớn tùy tiện cho trẻ em sử dụng đồ chơi công nghệ. Ai cũng vì lý do riêng thì mới cho trẻ chơi mặc dù hầu hết mọi người đều biết đến tác hại của nó.
Hơn nữa, những tiện ích trên món đồ thông minh này ngày càng được phát triển hiện đại hơn, đa dạng hơn, thú vị hơn, khiến không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng đều "dán mắt" vào đó hoặc "ôm khư khư" không rời.
Điều đáng tiếc là, những lời cảnh báo đó được các bác sĩ cho rằng, giống như "nước đổ lá khoai" hay "ném đá ao bèo" khi mới đây, một bé gái 3 tuổi đã phải nhập viện vì hiện tượng lệch cổ không cử động được.
Theo một bài viết được chia sẻ "chóng mặt" trên trang Sports Network (Trung Quốc) bé gái này đã có "niềm say mê" với thiết bị công nghệ từ lúc 2 tuổi.
Hình ảnh phim chụp thẳng của bé Phương Phương (Nguồn: Internet)
Hình ảnh phim chụp nghiêng của bé Phương Phương (Nguồn: Internet)
Sau khoảng 1 năm đều đặn sử dụng điện thoại và máy tính bảng, đã phải nhập viện khẩn cấp và trở thành bệnh nhân "nhí" tại khoa Phục hồi chức năng để điều trị bệnh lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ.
Trước đó, vào tối ngày 11/6/2016, bé gái Phương Phương (3 tuổi) tự nhiên bị sốt cao 38,5 ℃. Sang ngày thứ hai thì bố mẹ thấy em có hiện tượng bị vẹo cổ sang bên trái và cứ thế giữ yên không quay được.
Tình hình có vẻ trầm trọng hơn khi bé bắt đầu quấy khóc, bố mẹ bé đã phải đưa đến bệnh viện Phổ Nhân (Trung Quốc) để khám nghiệm.
Sau khi bác sĩ nhi khoa thăm khám và chẩn đoán là viêm amiđan mủ cấp tính, do cổ của bé có hiện tượng bị hạn chế vận động.
Theo bác sĩ Hồ Tiểu Quân, giám đốc bệnh viện Phổ Nhân, người trực tiếp xem xét bệnh tình của Phương Phương cho biết, bé còn rơi vào hiện tượng căng cơ bắp vùng cổ, xuất hiện đau rõ ràng.
Đây là hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ, tổn thương nặng vùng cơ trên phần cổ, cần phải lập tức điều trị phục hồi chức năng, trị liệu nhanh để hồi phục công năng hoạt động của cổ.
Bác sĩ Hồ Tiểu Quân lưu ý thêm rằng, vào mùa hè, nếu cha mẹ không chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận, trẻ có hệ thống miễn dịch yếu có thể dễ dàng dẫn đến bệnh tật.
Mới chỉ 3 tuổi mà đã bị thoái hóa đốt sống cổ như vậy thì quả thực cần phải báo động đặc biệt đối với các bậc phụ huynh.
Hình ảnh tham khảo về bệnh liên quan đến đốt sống (Nguồn: Internet)
Theo bác sĩ Hồ Tiểu Quân, trẻ em trong một thời gian dài ngồi yên một chỗ để chơi iPad, điện thoại di động sẽ gây ra đau cơ cổ, căng thẳng, co thắt dây chằng, nếu không can thiệp, nguy cơ trong tương lai sẽ bị thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh khác.
Hiện tượng này cũng xảy ra phổ biến và lứa tuổi ngày càng nhỏ. Không những thế, thoái hóa đốt sống cổ ở trẻ em còn gây nguy hiểm lớn hơn rất nhiều so với người lớn, và thiệt hại đối với cuộc sống của trẻ là không hề nhỏ.
Ngoài ra, xương của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến kích thước của đốt sống cổ, phát triển dị dạng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể ảnh hưởng đến ngực, thắt lưng và các phần xương khác, thậm chí làm hạn chế phát triển chiều cao.
Giám đốc bệnh viện rất băn khoăn về hiện tượng này và không ngừng nhấn mạnh: "Nhiều bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng, cho con một chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng thì bé sẽ ngồi yên tĩnh, nhưng không chú ý đến tư thế của cổ, đã dẫn đến sự xuất hiện của bệnh.
Khi trẻ em chơi trò chơi, chúng sẽ ngồi yên "bất động" và giữ tư thế đó trong một thời gian dài. Lâu và thường xuyên như vậy, cổ sẽ cúi gập xuống gây võng xương.
Cách ngồi như vậy có tác hại tĩnh, không nhìn thấy ngay lập tức, trẻ sẽ cảm thấy đau từ từ mỗi hôm một ít, cộng với ban đêm ngủ trong phòng điều hòa lạnh, đặc biệt dễ bị tổn thương dẫn đến cứng cổ.
Hình ảnh đốt sống thay đổi nếu bị bệnh (Nguồn: Internet)
Bác sĩ Hồ Tiểu Quân đề xuất một số phụ huynh cần phải tránh cho trẻ em phụ thuộc vào sản phẩm điện tử. Việc sử dụng phải được cha mẹ giám sát kịp thời với thời gian phù hợp.
Trẻ chơi sản phẩm điện nên trong thời gian ngắn, thay đổi vị trí ngồi, nghỉ ngơi nhiều hơn giữa các lần chơi để đảm bảo trẻ không sử dụng liên tục.
*Theo HuBei
Tác giả bài viết: Vân Hồng