Ông Trần Bắc Hà gắn bó với BIDV từ tháng 2/1981. Tính đến nay, ông Hà đã gắn bó với BIDV 31 năm.
Ông được coi là một trong những vị thuyền trưởng "uy quyền" bậc nhất trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay.
Dưới “triều đại” của ông Hà, BIDV cũng có những thăng trầm, vui buồn trong hoạt động kinh doanh. Điểm nhấn rõ nhất đó là sức ảnh hưởng của ông Hà đối với hoạt động của BIDV trong suốt thời gian ngồi “ghế nóng”.
Ông Trần Bắc Hà vừa thôi chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV để về hưu từ 1/9/2016.
Sau 10 năm chính thức vào BIDV, tháng 7/1991, ông là Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định. Trong thời gian này, ông trực tiếp xây dựng, khởi tạo thành lập Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản, Trưởng Ban Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Nam Đô, chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.
Tháng 10/1999, ông là Phó Tổng Giám đốc BIDV. Tháng 5/2003, ông là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIDV. Tháng 01/2008, ông được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT BIDV.
Ông Trần Bắc Hà được biết đến rộng rãi trong giới tài chính bởi giữ vị trí Chủ tịch một ngân hàng trong top 4 ngân hàng thương mại cổ phần có xuất thân ngân hàng quốc doanh và lĩnh vực cho vay rộng khắp, phạm vi hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà còn là Lào, Campuchia, Myanmar.
Dưới sự lãnh đạo của ông Trần Bắc Hà, BIDV đã có những bước tiến vượt bậc. Một trong những dấu ấn khó quên của ông Hà tại BIDV là việc thành lập công ty đại chúng và chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán 24/1/2014. Tại thời điểm niêm yết, giá cổ phiếu BID của BIDV là 18.700 đồng/cổ phiếu.
Theo báo cáo tài chính qua các năm, doanh thu của BIDV cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2008, tổng tài sản của BIDV mới chỉ dừng lại ở mức 246.494 tỷ đồng, đến 6/2016 đã tăng lên hơn 930 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BIDV là 3.311 tỷ đồng.
Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã giảm mạnh, từ 4% (năm 2008) xuống còn 2% (tháng 6/2016).
Tại BIDV, ông Hà sở hữu 136.643 cổ phiếu BID chiếm 0,004% vốn tại BIDV. Hiện BIDV có mức vốn điều lệ 34.000 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ 95,28% vốn điều lệ.
Ông Trần Bắc Hà cũng là một trong 3 thành viên đại diện vốn nhà nước tại BIDV. Cụ thể, ông Trần Bắc Hà (40%), ông Phan Đức Tú (30%) và ông Đặng Xuân Sinh (30% vốn).
Tuy nhiên, một trong những dấu ấn không vui của ông Trần Bắc Hà tại BIDV, đó là khoản nợ khủng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG), tại ngày 31/12/2015, HAG có số dư vay nợ lên đến 27.099 tỷ đồng, tăng 49,5% so với cuối năm 2014, chủ yếu là tăng từ các khoản vay ngân hàng ngắn và dài hạn. Trong đó, BIDV là chủ nợ lớn nhất của HAG với khoảng hơn 10.500 tỷ đồng.
Khoản nợ này đã được chính vị chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà thừa nhận là chậm trả lãi, nhưng ông Hà vẫn cho rằng, việc BIDV cho HAG vay là có tài sản đảm bảo, với hệ số tài sản đảm bảo/dư nợ đạt 1,8 lần với giá trị tài sản đảm bảo là hơn 18.000 tỷ đồng.
Ông được coi là một trong những vị thuyền trưởng "uy quyền" bậc nhất trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay.
Dưới “triều đại” của ông Hà, BIDV cũng có những thăng trầm, vui buồn trong hoạt động kinh doanh. Điểm nhấn rõ nhất đó là sức ảnh hưởng của ông Hà đối với hoạt động của BIDV trong suốt thời gian ngồi “ghế nóng”.
Ông Trần Bắc Hà vừa thôi chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV để về hưu từ 1/9/2016.
Sau 10 năm chính thức vào BIDV, tháng 7/1991, ông là Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định. Trong thời gian này, ông trực tiếp xây dựng, khởi tạo thành lập Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản, Trưởng Ban Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Nam Đô, chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.
Tháng 10/1999, ông là Phó Tổng Giám đốc BIDV. Tháng 5/2003, ông là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIDV. Tháng 01/2008, ông được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT BIDV.
Ông Trần Bắc Hà được biết đến rộng rãi trong giới tài chính bởi giữ vị trí Chủ tịch một ngân hàng trong top 4 ngân hàng thương mại cổ phần có xuất thân ngân hàng quốc doanh và lĩnh vực cho vay rộng khắp, phạm vi hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà còn là Lào, Campuchia, Myanmar.
Dưới sự lãnh đạo của ông Trần Bắc Hà, BIDV đã có những bước tiến vượt bậc. Một trong những dấu ấn khó quên của ông Hà tại BIDV là việc thành lập công ty đại chúng và chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán 24/1/2014. Tại thời điểm niêm yết, giá cổ phiếu BID của BIDV là 18.700 đồng/cổ phiếu.
Theo báo cáo tài chính qua các năm, doanh thu của BIDV cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2008, tổng tài sản của BIDV mới chỉ dừng lại ở mức 246.494 tỷ đồng, đến 6/2016 đã tăng lên hơn 930 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BIDV là 3.311 tỷ đồng.
Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã giảm mạnh, từ 4% (năm 2008) xuống còn 2% (tháng 6/2016).
Tại BIDV, ông Hà sở hữu 136.643 cổ phiếu BID chiếm 0,004% vốn tại BIDV. Hiện BIDV có mức vốn điều lệ 34.000 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ 95,28% vốn điều lệ.
Ông Trần Bắc Hà cũng là một trong 3 thành viên đại diện vốn nhà nước tại BIDV. Cụ thể, ông Trần Bắc Hà (40%), ông Phan Đức Tú (30%) và ông Đặng Xuân Sinh (30% vốn).
Tuy nhiên, một trong những dấu ấn không vui của ông Trần Bắc Hà tại BIDV, đó là khoản nợ khủng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG), tại ngày 31/12/2015, HAG có số dư vay nợ lên đến 27.099 tỷ đồng, tăng 49,5% so với cuối năm 2014, chủ yếu là tăng từ các khoản vay ngân hàng ngắn và dài hạn. Trong đó, BIDV là chủ nợ lớn nhất của HAG với khoảng hơn 10.500 tỷ đồng.
Khoản nợ này đã được chính vị chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà thừa nhận là chậm trả lãi, nhưng ông Hà vẫn cho rằng, việc BIDV cho HAG vay là có tài sản đảm bảo, với hệ số tài sản đảm bảo/dư nợ đạt 1,8 lần với giá trị tài sản đảm bảo là hơn 18.000 tỷ đồng.
Tác giả bài viết: Ngọc Vy
Nguồn tin: