Chấp nhận rủi ro, dấn thân và mong muốn tạo ra giá trị cho cộng đồng là đặc điểm chung của những doanh nhân Việt thành đạt.
"Muốn biến Hà Nội, Sài Gòn tương tự Singapore, Hong Kong"
Tỷ phú đôla của Việt Nam, ông chủ Tập đoàn VingroupPhạm Nhật Vượng từng nói: "Tôi muốn để lại thứ gì đó cho đời. Muốn biến Hà Nội và Gài Gòn thành điều gì đó tương tự Singapore, Hong Kong".
Trong kinh doanh, vị này cho rằng: "Chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm".
Dù là cái tên thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người.
"Muốn biến Hà Nội, Sài Gòn tương tự Singapore, Hong Kong"
Tỷ phú đôla của Việt Nam, ông chủ Tập đoàn VingroupPhạm Nhật Vượng từng nói: "Tôi muốn để lại thứ gì đó cho đời. Muốn biến Hà Nội và Gài Gòn thành điều gì đó tương tự Singapore, Hong Kong".
Trong kinh doanh, vị này cho rằng: "Chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm".
Dù là cái tên thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người.
Ông chủ Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Fosbes
Đầu tháng 7/2016, Fobes công bố khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đạt ngưỡng 2,2 tỷ USD (khoảng 49.200 tỷ đồng), đứng thứ 903 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Với vị trí này, ông Vượng đã tăng 108 bậc trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2016. Trước đó, bảng xếp hạng vào tháng 3/2016 ông Vượng đứng thứ 1.011, với quy mô tài sản khoảng 1,76 tỷ USD.
Hiện lượng cổ phiếu VIC tỷ phú đôla này nắm giữ là 591 triệu, tương đương tỷ lệ sở hữu 27,45% cổ phần.
Ông Vượng lọt vào danh sách tỷ phú thế giới vào 3/2013, với tổng tài sản khoảng 1,5 tỷ USD trên cương vị Chủ tịch HĐQT Vingroup. Đây là một tập đoàn đa ngành với các dự án đầu tư quy mô lớn trong hầu hết các lĩnh vực, từ bất động sản, du lịch, thương mại, sức khỏe, giáo dục…
"Tiền tôi xài thoải mái ba đời cũng không hết"
Chia sẻ trên Tiền Phong, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức khẳng định: "Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê, và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc".
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) là người có nhiều phát ngôn mạnh bạo, để đời nhất gắn với sự nghiệp kinh doanh của mình. Năm 2011, bầu Đức được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.
Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức. Ảnh: Đầu Tư.
Ông cũng từng tự hào tuyên bố: "Tôi không quen ai chân dài! Vì tôi không có thời gian và cũng không có sở thích ngắm chân dài. Tôi cũng không biết sau này tôi già có đổi tính đổi nết hay, không nhưng hiện tại tôi chưa có ý nghĩ đó".
2 năm liên tiếp Hoàng Anh Gia Lai gặp khó khăn khiến bầu Đức từ vị trí người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán rớt xuống thứ 5. Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2016 đã được kiểm toán bởi Ermst & Young Việt Nam cho thấy, tính đến 30/6/2016, Hoàng Anh Gia Lai có khoản nợ phải trả lên tới 32.995 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 26.683 tỷ đồng, giảm được 416 tỷ đồng so với cuối 2015.
6 tháng đầu năm, Công ty mẹ HAGL lỗ ròng 862 tỷ đồng. Tính chung Tập đoàn lỗ hợp nhất sau thuế 1.119 tỷ đồng.
Với dư nợ khá lớn tại các ngân hàng thương mại, việc tái cơ cấu nợ của HAGL được giới tài chính và các cổ đông công ty rất quan tâm. Thị trường chứng khoán và nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng HAGL sẽ công bố “kế hoạch giải cứu” tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 15/9 sắp tới.
“Bạn phải dẫn đầu và chấp nhận rủi ro một cách có tính toán"
Bà chủ hãng hàng không "bikini" Nguyễn Thị Phương Thảo ghi dấu ấn với câu nói: “Bạn phải dẫn đầu và chấp nhận rủi ro một cách có tính toán".
Người đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Sovico Holdings còn khiến nhiều người ấn tượng khi chia sẻ: "Là một nữ doanh nhân, tôi có trách nhiệm cống hiến cho nền kinh tế đất nước và mang đến sự thay đổi tích cực cho cả quốc gia, cộng đồng. Trong ánh sáng của sự bình đẳng, điều ấy đang diễn ra”.
Bà Phương Thảo là tấm gương người phụ nữ “đảm việc nước” ở thời điểm hiện tại.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ hãng hàng không "bikini".
Nữ doanh nhân sinh năm 1970 này xếp thứ 62 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn.
Theo Bloomberg, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu 1 triệu đôla khi 21 tuổi. Gần 25 năm sau, bà được biết đến là nữ tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam, người táo bạo đưa hình ảnh người mẫu mặc bikini để quảng cáo cho VietJet Air. Bởi lẽ sau khi hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam thực hiện IPO, bà Thảo sẽ có tài sản ròng vượt 1 tỷ đôla.
Phần lớn tài sản này đến từ cổ phần ở VietJet và Dragon City (Phú Long) - dự án bất động sản 65 ha ở TP HCM và các công ty khác bà đang nắm giữ. Ngoài ra, bà Thảo còn góp vốn vào 3 khu nghỉ dưỡng, bao gồm Furama Resort ở Đà Nẵng, Ana Mandara ở Nha Trang và An Lam Ninh Van Bay Villas.
“Tôi chưa bao giờ ngồi tính toán cụ thể xem mình có bao nhiêu tiền. Tôi chỉ tập trung vào việc làm thế nào để công ty phát triển tốt, thu nhập của nhân viên tăng lên và VietJet Air có thêm thị phần, vươn lên vị trí số một”, bà Thảo chia sẻ.
“Kiếp sau nếu có làm người tôi sẽ không làm doanh nghiệp”
Đại gia Huỳnh Uy Dũng (1961) với biệt danh Dũng "lò vôi", Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam là một trong những đại gia Việt xuất hiện trên mặt báo nhiều nhất, với khối tài sản khổng lồ và những thị phi xung quanh cuộc sống cá nhân. Mặc dù chưa công bố, nhưng theo các công ty kiểm toán thì khối tài sản khổng lồ của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa.
Đại gia Dũng 'lò vôi".
Hiện nay tên tuổi ông Dũng gắn với các công trình như khu du lịch Đại Nam, các khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2 và 3 ở tỉnh Bình Dương.
Sau hàng loạt những sóng gió trong kinh doanh, vị đại gia này từng tuyên bố mình đã ngán kinh doanh, và "Kiếp sau nếu có làm người sẽ không làm doanh nghiệp".
Dù tuyên bố "chán kinh doanh" nhưng trên các phương tiện truyền thông đang rầm rộ thông tin ông chủ Đại Nam mở trường đua cả trăm triệu đô.
Theo đó, Công ty Đại Nam sẽ dành khoảng 60 ha trong khuôn viên khu du lịch để xây dựng dự án trường đua tổng hợp tầm cỡ quốc tế. Một nửa diện tích trên để làm bãi giữ xe, khán đài với quy mô lên tới 60.000 người.
Được biết, dự án trường đua này theo hình thức 5 trong 1, gồm đua ngựa, đua chó, đua xe địa hình, môtô phân khối lớn và môtô nước, chiều dài đường đua khoảng 1.500 m.
Ngày 19/7 vừa qua, Đại Nam đã tiến hành khởi công dự án nói trên. Và hiện nay trên trang web chính thức của khu du lịch Đại Nam đã xuất hiện thông tin tuyển dụng 300 nhân viên phục vụ cho dự án trường đua Đại Nam.
Theo thông tin ban đầu, tổng vốn cho dự án trường đua này khoảng 100 triệu USD, dự kiến khai trương ngay trong tháng 10/2016.
“Tôi làm những cái mà thiên hạ không làm được hoặc cái thiên hạ nghĩ đén nhưng không làm được”
Ông Đào Hồng Tuyển được xếp vào hàng quái kiệt trên thị trường Việt Nam vì những quyết định "điên rồ".
Chia sẻ về những quyết định đầu tư "đốt tiền" của mình, ông Tuyển từng nói: “Tôi làm những cái mà thiên hạ không làm được, hoặc những cái thiên hạ nghĩ đến nhưng không làm được”. Chính vì vậy mà ông không ngại bị"ném đá" khi chi tiền tỷ mua đất lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu, Quảng Ninh.
Đại gia với ý tưởng "điên rồ" Đào Hồng Tuyển.
Ông Tuyển kể, lần thứ nhất ông bị coi là điên rồ khi làm đường ra đảo Tuần Châu. Lần thứ hai là xây Cảng tàu quốc tế Tuần Châu. Và lần thứ ba, khi bắt tay xây dựng Bến du thuyền nhân tạo lớn nhất Việt Nam...
Tuy nhiên 15 năm sau đó, ông đã biến Tuần Châu từ một hòn đảo nghèo, hoang sơ thành một thiên đường du lịch - giải trí hấp dẫn hàng đầu của cả nước. Từ đó người ta đã ưu ái đặt cho ông Tuyển biệt danh thật kêu, đó là "Chúa đảo" Tuần Châu.
"Thà bán rẻ còn hơn chết"
Người từng được mệnh danh tiên phong trong phân khúc chung cư thương mại giá rẻ nhất thị trường Hà Nội, đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, ghi dấu ấn với triết lý kinh doanh "thà bán rẻ còn hơn chết".
Năm 2011, thị trường BĐS Hà Nội rúng động với tuyên bố giá bán chung cư 10 triệu đồng/m2 của đại gia này. Mức già này rẻ hơn cả nhà ở xã hội.
Tâm sự về bí quyết kinh doanh của mình, ông Thản nói: “Khi ít vốn và cả khi đã trường vốn, nên áp dụng sách lược mua rẻ để bán rẻ, hoặc kinh doanh lâu dài”, chính sách giá rẻ luôn là một “chiêu” bán hàng hay nhất”.
Đại gia điếu cày, Lê Thanh Thản.
3 năm gần đây, cái tên đại gia điếu cày xuất hiện dày đặc trên báo chí với những tai tiếng liên quan đến chất lượng của hàng loạt khu chung cư giá rẻ như Đại Thanh, Xa La, HH Linh Đàm hay Kim văn Kim Lũ.... Nhiều chung cư do ông Thản đầu tư cũng vừa bị công an Hà Nội kết luận không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
“Làm ăn với tỷ lệ 50-50 tôi chỉ nhận 49”
Đại gia Đường bia có tên thật là Nguyễn Hữu Đường, Tổng Giám đốc Công ty Hòa Bình (Hà Nội) – người đã “gây bão” trong giới bất động sản khi dát vàng thành lan can căn hộ ở dự án Hòa Bình Green City.
Không chỉ nổi danh với những quyết định khác người và nhiều dự án bất động sản “khủng”, vị đại gia Việt Nam này còn nổi tiếng trong việc bán bia hơi.
Nguyễn Hữu Đường, đại gia trong lĩnh vực bia hơi.
Theo triết lý kinh doanh của đại gia Đường Bia, nếu làm ăn với đối tác tỷ lệ là 50-50 thì ông chỉ nhận về mình 49. Khi đối tác nhận hơn phần mình thì sẽ không bao gì xảy ra tranh chấp.
Cách đây hàng chục năm trước, ông được biên chế là người xích lô chở bia thứ 100 của Nhà máy Bia Hà Nội. Nhờ giữ được uy tín trong việc cung cấp bia chất lượng, các cửa hàng bán bia và tín đồ bia hơi Hà Nội đã đặt cho ông biệt danh “Đường bia”.
Ông từng bật mí: Có ngày, kiếm được 5 chỉ vàng từ phân phối bia.
Tác giả bài viết: Thái Nguyễn (Tổng hợp)
Nguồn tin: