Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Canh mồng tơi là món ăn lý tưởng để giải nhiệt. Không chỉ là món rau thông thường, trong dân gian rau mồng tơi còn các tác dụng chữa bệnh.
Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Rau mùng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Làm vết thương, tốt cho xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Giảm cân: Chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.
Giảm cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.
Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Có nhiều người không thể ăn rau mùng tơi mà không hay biết.
Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh rau mùng tơi lại không tốt với một số người đặc biệt là những người bị sỏi thận, bị bệnh guot. Vì trong rau mùng tới chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gout, sỏi thận.
Ngoài ra, ăn nhiều rau mùng tơi nhất là mùng tơi xào, hay luộc chúng ta luôn có cảm giác xít răng. Đây chính là nguyên nhân gây vàng vì chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng, chất nhày này không hòa tan được trong nước. Điều này không phải ai cũng biết nghĩ rằng ăn rau mùng tơi xong đánh răng nhưng thực sự nó không có tác dụng.
Ăn nhiều mùng tơi gây khó chịu trong dạ dày bởi vì mùng tơi chứa nhiều chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.
Tác giả: Hải Đường (TH)/ Theo Khoevadep