Số hóa

Những mẫu micro karaoke di động dưới một triệu đồng

Các sản phẩm từ Tosing, Xiaomi, Micgeek có âm lượng vừa đủ cho giải trí ít người trong phòng nhỏ.

Xiaomi Otaru X3

Xiaomi Otaru X3 (550.000 đồng)

Otaru X3 là mẫu micro tích hợp loa Bluetooth đầu tiên của Xiaomi, được đánh giá là sản phẩm có thiết kế tốt nhất trong phân khúc khoảng 600.000 đồng. Bề mặt được phủ lớp sơn sần giả nhôm cùng độ hoàn thiện tốt. X3 có trọng lượng 258 gram, tích hợp pin 1.800 mAh, sạc qua cổng microUSB. Trên mic có nút tăng giảm âm lượng và tăng giảm độ vang (echo). Nhược điểm là âm lượng hơi nhỏ, khi bật hết công suất sẽ có độ rè.

Tosing Q12

Tosing Q12 (800.000 đồng)

Có thiết kế kém sang và không cao cấp như sản phẩm của Xiaomi nhưng xét về tính năng, Q12 của Tosing tỏ ra vượt trội. Ngoài tăng giảm, âm lượng, độ vang, micro còn có thêm nút điều khiển bật/tắt, tua bài hát ngay trên thân. Sản phẩm có hai loa công suất 5W, trang bị kết nối radio với các dòng loa di động hỗ trợ và pin dung lượng 5.000 mAh.

Micgeek Q10S

Micgeek Q10S (700.000 đồng)

Micro của Micgeek cũng có thiết kế phần loa để vuông như sản phẩm của Tosing nhưng bố trí nút ở cả bốn mặt loa. So với các đối thủ, Q10S có tới 3 loa thay vì hai. Mỗi loa có công suất nhỏ hơn một chút, chỉ là 4W so với 5W thông thường. Pin của sản phẩm có dung lượng 2.200 mAh. cho phép tháo rời.

Tuxun Q7

Tuxun Q7 (400.000 đồng)

Q7 đến từ thương hiệu ít tên tuổi Tuxun, ưu điểm giá rẻ nhưng âm lượng không lớn và âm thanh hơi rè khi bật trên mức khoảng 70%. Tuy nhiên, các phím chức năng có đầy đủ bao gồm tăng giảm âm lượng độ vang, âm thanh...

Tác giả: Hoài Anh

Nguồn tin: Báo VnExpress

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP