Theo nguồn tin của một báo cáo mới được công bố trên tờ Environmental Health Perspectives, các nhà khoa học kêu gọi các bậc phụ huynh nên hết sức cảnh giác với những đồ gia dụng trong nhà mình vì các nghiên cứu mới đây đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục rằng vật dụng thường ngày trong mỗi gia đình tiềm ẩn những hóa chất có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.
Rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia về sức khỏe và sức khỏe của trẻ em đã bày tỏ lo ngại của mình về việc những hóa chất độc hại đang làm cản trợ quá trình phát triển trí não của trẻ nhỏ ngay từ khi chúng còn là những em bé trong bụng mẹ và những tác động nguy hiểm này tiếp tục tới mọi lứa tuổi.
Trong báo cáo trên, giáo sư Susan Schantz – một chuyên gia về sinh học của trường Đại học Illinois (Mỹ) cho biết các loại hóa chất độc hại gây nguy hiểm bao gồm chì, thủy ngân, các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp và chăm sóc cây cảnh ở các gia đình, phthalates có trong dược phẩm, nhựa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chất nóng chảy hay còn gọi là polybrominated diphenyl, các chất gây ô nhiễm không khí do sử dụng gỗ và các nguyên liệu hóa thạch.
Schantz nói thêm rằng một số hóa chất mặc dù đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, “những hóa chất này tồn tại ở mọi nơi, không chỉ có trong không khí và nước mà còn có trong các loại mỹ phẩm hàng ngày mà chúng ta bôi lên người và các vật dụng sử dụng trong gia đình. Chúng ta nên giảm bớt việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại, đây là điều cần thiết để bảo vệ sự phát triển của trẻ nhỏ hôm nay và mai sau.”
Rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia về sức khỏe và sức khỏe của trẻ em đã bày tỏ lo ngại của mình về việc những hóa chất độc hại đang làm cản trợ quá trình phát triển trí não của trẻ nhỏ ngay từ khi chúng còn là những em bé trong bụng mẹ và những tác động nguy hiểm này tiếp tục tới mọi lứa tuổi.
Trong báo cáo trên, giáo sư Susan Schantz – một chuyên gia về sinh học của trường Đại học Illinois (Mỹ) cho biết các loại hóa chất độc hại gây nguy hiểm bao gồm chì, thủy ngân, các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp và chăm sóc cây cảnh ở các gia đình, phthalates có trong dược phẩm, nhựa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chất nóng chảy hay còn gọi là polybrominated diphenyl, các chất gây ô nhiễm không khí do sử dụng gỗ và các nguyên liệu hóa thạch.
Schantz nói thêm rằng một số hóa chất mặc dù đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, “những hóa chất này tồn tại ở mọi nơi, không chỉ có trong không khí và nước mà còn có trong các loại mỹ phẩm hàng ngày mà chúng ta bôi lên người và các vật dụng sử dụng trong gia đình. Chúng ta nên giảm bớt việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại, đây là điều cần thiết để bảo vệ sự phát triển của trẻ nhỏ hôm nay và mai sau.”
Vô vàn hóa chất độc hại trong gia đình là sát thủ hủy diệt sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ
Lí giải về tác động nguy hại của các loại hóa chất tới trẻ nhỏ, Schantz giải thích rằng: “Sự phát triển của não bộ phải trải qua một thời kì lâu dài, bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ, suốt thời thơ ấu và thậm chí là cả trong giai đoạn đầu của thời kì trưởng thành. Tuy nhiên phần lớn thời kì phát triển đó lại tập trung vào khi còn là em bé trong bụng mẹ. Các nơron thần kinh được hình thành và di chuyển rồi phát triển và ngày một khác biệt. Nếu như quá trình này bị cản trở, trẻ nhỏ rât dễ có khả năng bị ảnh hưởng về lâu về dài.”
Một số hóa chất độc hại được đề cập đến trong bản báo cáo cũng được biết đến là những tác nhân gây rối loạn hoạt động bình thường của hormone. Báo cáo cũng chỉ ra rằng phần lớn phụ nữ mang thai ở Mỹ có kết quả kiểm tra dương tính với việc tiếp xúc với phthalates và PBDEs – những chất gây rối loạn chức năng của hormone, đặc biệt là quá trình phát triển trí não.
Phthalates được sử dụng để giúp nhựa dẻo và bền hơn, nó cũng được dùng làm chất hòa tan, thường có mặt trong các sản phẩm nội thất ô tô, gạch lát sàn, áo mưa, giả da, sản phẩm đóng gói thực phẩm, dung môi làm bóng móng và mỹ phẩm khác… Trong một nghiên cứu khá quy mô đối với sự tác động của phthalates đối với trẻ ở độ tuổi chưa đi học, kết quả cuối cùng được đưa ra là những đứa trẻ lên 3 (được theo dõi từ khi còn nằm trong bụng mẹ với phát hiện phthalates trong nước tiểu của bà mẹ mang thai) có lúc tính khí thất thường, hay lo sợ, lo lắng, có trường hợp hay kêu đau đầu, đau dạ dày…
Để giảm bớt các mối lo ngại này, các chuyên gia đưa ra một số biện pháp giảm thiểu với tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm như sau:
Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những người thường sử dụng đồ ăn nhanh có lượng phthalates trong nước tiểu cao hơn 40% so với những người khác vì phthalates được sử dụng nhiều trong bao bì đóng gói sản phẩm.
Thay thế các sản phẩm trang điểm và làm đẹp bằng các loại mỹ phẩm thiên nhiên. Theo các chuyên gia của Mỹ, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong thói quen dùng mỹ phẩm cũng giảm một lượng đáng kể mức độ chịu tác động của hóa chất độc hại.
Sử dụng đồ đựng bằng kính hoặc giấy đối với các loại đồ ăn vừa được đun nóng.
Tác giả bài viết: Thu Thảo (theo Jamaicaobserver)