Tai họa có thể đến lúc người ta đang hạnh phúc nhất
Đúng lúc gia đình chị Trần Thị Ngọc Bích đang chuẩn bị đón thêm 1 thành viên mới thì tai ương giáng xuống. Ngày 30/11/2015, con gái chị bị sốt. Cô giáo mầm non gọi mẹ đón sớm, cho con đi khám và uống thuốc siro.
Nhưng thuốc vào không đỡ, con gái chị lả đi, đến tối bắt đầu ngứa ngáy khó chịu. Con cứ sốt mãi, đêm không ngủ được vì ngứa, chị Ngọc Bích dù đang nghén nặng nhưng vẫn cùng chồng thức trắng đêm chườm và xoa cho con ngủ, giấc ngủ không trọn vẹn.
Sáng sớm hôm sau, khi con sốt đến 40 độ, vợ chồng chị vội đưa con trở lại phòng khám. Khi lấy máu xét nghiệm, bác sỹ đã tư vấn và cùng chị ngồi xe cấp cứu đưa con đến viện. Lúc đó, chị sợ lắm. Tuy nhiên khi đến viện thì con đỡ sốt, Bs trực cấp cứu khám rồi cho về. "Về nhà con mệt cứ thiên thiếp ngủ rồi sốt, chườm, hạ sốt, sốt lại, chườm, hạ sốt, rồi... cứ thế". Theo chị chia sẻ, 8 giờ tối cùng ngày, môi con đã rộp lên, con mệt mỏi lả đi, và vợ chồng chị lại vội vàng dưa con trở lại bệnh viện
Chị run bắn khi bác sỹ yêu cầu đẩy con ngay lên phòng hồi sức. Là khu cách ly nên bố phải đứng ngoài, mẹ được vào với con. "Con nằm trên xe đẩy mê man, y tá, bác sĩ vây quanh khám cho con". Các bác sỹ lấy máu để xét nghiệm nhưng con mập và sốt nên rất khó lấy máu, và cũng đã lả đi.
Sáng hôm sau, con đã bắt đầu bị rộp nhiều nơi trên cơ thể. "Bác sĩ mời mẹ qua nói chuyện. Ho yêu cầu có thêm người nhà vì mẹ đang mang thai, họ sợ. Nhưng bố mẹ vào đây làm việc đâu có ai là họ hàng người thân, mẹ nói "chồng tôi vừa về nhà, bác sĩ hãy cho tôi biết kết quả, tôi chịu đựng được.
Mẹ nói cứng vậy thôi vì mẹ sốt ruột quá, tim mẹ như ai bóp nghẹt khó thở lắm con à. Bác sĩ ngập ngừng, ông ấy không nỡ nhưng tình trạng lúc đó nguy kịch rồi mẹ nghĩ vậy. Tim mẹ như ngừng đập tai lùng bùng chỉ nghe thấy từ nặng lắm. Mẹ câm lặng không ý thức và không tự chủ nổi bản thân mình. Mẹ cứ ngồi như vậy đầu óc trống rỗng".
Chuỗi ngày kinh khủng bắt đầu
Con đã được chuyển sang 1 phòng riêng biệt, các nốt bỏng lan rộng và to dần kín người. 2 vợ chồng chị cố gắng động viên nhau, nhưng lòng người mẹ không thể không gào thét đau đớn: "Con ơi, nhìn con nằm trong căn phòng trắng xóa và lạnh chỉ có tiếng máy đo nhịp tim kêu tít tít mẹ sợ lắm, mẹ sợ con bỏ bố mẹ mà đi. Mẹ năn nỉ bác sĩ cho mẹ vào gần con nhưng không được. Mẹ cứ đứng ngoài cửa chờ đợi, khi chân tê dại mẹ lại ngồi bệt ngay hành lang, dựa vào tường mà nước mắt cứ lăn dài. Lần đầu tiên mẹ sợ tuột mất một thứ quý giá. Mẹ gọi cho ông ngoại con trong vô thức "bố ơi con sợ lắm" rồi sau đó hai hàm răng cứng ngắc, nước mắt chảy chàn. Bác sĩ nói con bị nhiễm trùng huyết nặng, các chỉ số trong máu cao hơn gấp mấy trăm lần bình thường, đây là hội chứng của bệnh stevent Jonsonh, một loại hiếm gặp trên thế giới, tỷ lệ tử vong rất cao, trong vòng 7 ngày nếu con không đỡ sốt thì...".
Các cô y tá lấy ống tiêm mũi to để hút các bọng nước cho xẹp xuống để con đỡ rát. Con bị truyền suốt ngày đêm nên vỡ ven liên tục. Nhiều đến nỗi chọc cả chục lần cũng không lấy được. Chị Ngọc Bích xót xa lắm, nước mắt hòa giọng nói thầm vào tai con "mẹ đây, cố lên con ơi". Hết 2 ngày con vẫn cứ sốt, liên tục đắp khăn trán, nách, bẹn mà không thuyên giảm. 2 ngày trôi qua dài như cả thế kỷ chẳng phút giây nào vợ chồng dám chợp mắt, ngả lưng. Mẹ trực sáng thì mong trời tối, bố trực đêm lại mong trời sáng vì 7 ngày định mệnh cứ treo lơ lửng.
Sang đến ngày thứ 3, bác sĩ phải đổi loại kháng sinh mạnh hơn vì loại cũ không làm con hạ sốt. Cả nhà lại hồi hộp theo con từng phút một. Lúc này, chị Ngọc Bích chẳng còn cảm giác nghén ngẩm nữa, chỉ cắm đầu vào ăn thật nhanh uống thật nhiều để có sức ở bên con. Nhiều khi vừa ngửa cổ cốc sữa lại cúi đầu trả ra, trả nhiều hơn nhận. Bác sĩ viện mắt, viện da liễu cùng xuống kết hợp với bác sĩ hô hấp đồng thời cứu chữa. Họ đẩy máy móc đến tận giường để chụp chiếu: "Mái tóc dài mẹ chưa từng cắt từ khi con sinh ra đã bị cạo trọc, lông mày, lông mi bị trợt da lột sạch. Cả người con từng bọng nước lớn bắt đầu vỡ, trợt lộ ra từng mảng thịt đỏ,... mẹ chỉ muốn gào lên cắt da cắt thịt tôi đây này".
Môi con trợt khô, đóng vảy không thể hé mở, nhưng để làm vệ sinh sâu khoang miệng và bôi thuốc, cô y tá mỗi ngày cầm chiếc kéo dài đầu kẹp bông luồn vào miệng con. Mỗi lần như vậy máu trong mồm con lại trào ra, thấm đẫm cả bịch bông, không ai cầm được nước mắt nhưng việc vẫn phải làm vì sự sinh tồn của con. Rồi đến lúc con phải bôi xanhmetilen tránh nhiễm trùng từ ngoài vào, lại một cuộc chiến nữa trên cơ thể bé nhỏ. Các cô y tá bật máy sưởi, cắm 3,4 kim tiêm vào bình nước muối, truyền thuốc gây mê cho con rồi tiến hành " tắm" hết lớp xanhmetilen cũ để bôi Lớp thuốc mới. Ngày nào cũng vậy các cô nhẹ nhàng thay rửa cho con thật nhanh nếu không hết thuốc con biết đau sẽ không làm được gì. Vất vả, tỉ mỉ và đau đớn vô cùng.
Tinh thần người mẹ rắn hơn sau những ngày khủng khiếp: "Chỉ cần được nhìn thấy con, được sờ vào bàn tay ấm nóng mẹ có thể đánh đổi tất cả. Ngày giờ cứ chậm chạp trôi qua trong sự khắc khoải lo lắng. Đã 2 lần con phải sốc tim mà mẹ không biết, bố giấu mẹ và mọi người để hy vọng luôn được thắp sáng. Các loại ven đã vỡ sạch, sơ cứng, làm thế nào con ơi, không thể dừng truyền được, nếu dừng đồng nghĩa với việc... Bác sĩ yêu cầu mẹ ký cam kết để làm tiểu phẫu ở bẹn, truyền thẳng vào động mạch chủ. Đối với con bây giờ đó là cuộc đại phẫu. Mẹ phải quyết thôi thời gian không chờ mẹ con mình. Đứng ngoài hành lang mẹ cứ ngửa mặt lên trời mà khóc, run rẩy 1 mình trước bao ánh mắt tò mò thương hại. Con bé nhỏ của mẹ nằm trong vòng vây của bác sĩ, y tá. Họ tiến hành tại giường bệnh con luôn. Từng khắc trôi qua thật nặng nề".
Con truyền suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Chị Bích Ngọc lại trên từng cây số đi đi về về trong giá rét, mưa lạnh. Nhiều đêm 11 giờ khuya từ viện về nhà, mặc áo mưa mà người chị vẫn run lên từng đợt không kìm chế được cái lạnh đang táp vào mặt, nước mắt hoà nước mưa mặn đắng buốt giá "thương con, thương Sonic trong bụng mẹ, thương cả anh Sony chờ mẹ về đến ngủ gục."
Vòng luân hồi cứ chầm chậm thử thách lòng kiên nhẫn của con người. "Sang ngày thứ 5 con vẫn không hạ sốt. Hy vọng cứ vơi dần. Hoảng loạn. Bố chạy nháo nhào nhờ hết tất cả các mối quen biết tìm mọi phương diện để cứu con, cứu lấy nguồn sống của mẹ. Lại thay thế nguồn kháng sinh mới, nguồn cuối cùng. Hy vọng được kéo lên. Con vẫn chẳng ăn uống gì, cứ nằm thiêm thiếp mê man. Các ngón tay bắt đầu rụng móng, vùng vai, lưng, 2 nách lúc nào cũng chảy dịch ẩm ướt không thể khô nổi. Con bắt đầu đi vệ sinh không kiểm soát. Vì không đóng bỉm được nên miếng lót nhiều khi bị tràn, thay ga giường liên tục. Có những lúc mẹ 1 mình gồng cứng bụng nhấc từng phần cơ thể con để lau rửa nhẹ nhàng, tỉ mẩn tránh bị nhiễm trùng ngược. Toát mồ hôi hột sợ rơi mất em con, nhưng biết làm sao con là hiện hữu mẹ không thể không cố gắng. Chắc em cũng biết thương mẹ, thương chị nên bám chắc trong bụng không rời.
Con đã có chút khả quan, bắt đầu giảm sốt từng chút một. Thế nhưng chân trái của con đã không chịu nổi nữa rồi, nó căng lên như quả bóng bơm quá tay, xíu nữa là "bùm". Lại cam kết, lại tiểu phẫu, lại khắc khoải đau đớn. Chuyển chân. Họ cứ đâm từng nhát dao vào tim mẹ không thương tiếc".
Sau 1 cơn sốt lại, con đã chịu thuốc bắt đầu hạ sốt, không còn ở ngưỡng đầu 4 nữa. Các ngày tiếp theo hy vọng cứ lớn dần. "Ngày thứ 10 mẹ tập cho con "uống" sữa. Nói là uống nhưng thực ra chẳng phải vậy. Môi con đóng vảy có há được đâu chỉ là 1 khe hở nhỏ nơi khoé môi, mẹ nhỏ từng giọt vào đó theo kẽ răng đi vào. Mỗi ngày vui mừng báo với mọi người nhỏ được bao nhiêu giọt. Cứ thế, cứ thế tất cả đều lỗ lực. Giọt, thìa, xi lanh, rồi đã cán mốc là hộp sữa. Ngày con cất tiếng gọi mẹ, có chút máu hòa nước mắt. Máu từ môi con và nước mắt của mẹ, sung sướng muốn ôm con vào lòng mà không được. Nhưng như vậy đã quá đủ rồi, mẹ không còn đòi hỏi gì hơn nữa. Tóc cạo rồi lại mọc, móng rụng rồi sẽ lên, chỉ cần con của mẹ ở lại không rời bỏ bố mẹ thì dù có xuống 9 tầng địa ngục mẹ cũng chịu".
Tin dữ nối tiếp tin dữ...
Con ngoan, cam chịu và cố gắng chiến đấu. Nhưng lúc này, chị Ngọc Bích đã ngờ ngợ cảm thấy có điều khác lạ từ đôi mắt đỏ ngầu không chịu mở của con: "Mở mắt đi con, mở mắt nhìn mẹ này. Mẹ cứ thủ thỉ như vậy ngày này qua ngày khác và rồi con không phụ lòng mẹ. Giây phút con hé nhìn gọi mẹ, cả người mẹ tan chảy trong hạnh phúc. Sự phục hồi thần kỳ của con khiến mọi người kinh ngạc và khâm phục, bác sĩ điều trị cho con cũng phải thốt lên "kỳ diệu". Rồi cũng tới ngày con ăn được cháo loãng... Mắt con đã mở to hơn, ánh nhìn có trọng điểm. Mẹ hạnh phúc. Mẹ thử nhiều cách thấy con nhìn được lại còn biết phân biệt màu, trong lòng Vui sướng không gì tả hết. Rồi con mẹ bắt đầu ngồi được. Mới đầu ngồi nghiêng ngả chỉ chực bổ nhào, mẹ luôn bên giữ lưng con, làm điểm tựa. Con bắt đầu tập hát. Giọng hát run rẩy, tiếng được tiếng mất...".
25 ngày nằm hồi sức cấp cứu, chị Ngọc Bích chứng kiến 2 bạn nhỏ ra đi, thật đau lòng và sợ hãi. "Ngày con được BS cho phép mặc quần áo cũng là ngày hy vọng của mẹ được tràn trề. Con đã thoát cửa tử nhưng vẫn còn rất yếu, chăm con phải cực kỳ tỉ mẩn. Con vẫn chưa đứng lại được. Ngày con được xuất viện nhi để nhập viện mắt mẹ hạnh phúc lắm, lại được ôm con vào lòng rồi. Con nằm viện mắt 15 ngày, lúc nào cũng vậy tách dính và tra thuốc." Gia đình chị lại khăn gói ra Hà Nội. "Lại một hành trình đầy gian nan vất vả. Ngày nào cũng vậy, rét buốt hay mưa rào mẹ và con lại trên từng cây số tới Viện mắt Ánh Sáng để tách dính và theo dõi tình hình phát triển của bệnh. Song song với đó mẹ đưa con đi hết tất cả các viện đầu ngành để khám và kiểm tra." Hầu như ở đâu chị cũng nhận được những tin khả quan, cho đến khi chị quyết định quay lại viện mắt trung ương để khám lần cuối trước khi đưa con vào Đà Nẵng. Tại đây, bác sĩ lại báo chị 1 tin sét đánh: "Con em sẽ không nhìn được đâu".
"Hy vọng đang được nhen nhóm bỗng bị dập vùi không thương tiếc. Mẹ đứng như trời trồng. Con mẹ bị mù sao. Không, không thể nào. Con vẫn đang nhìn được cơ mà. Mẹ rối rít phản đối. Nhưng sự thật không phải vậy, bệnh của con là khô mắt, lòng đen sẽ ngày càng bị đục và rồi... Mẹ oán trách Ông trời sao tàn nhẫn vậy. Con còn bé bỏng thế. Mẹ xin cho con được nhập viện nhưng không được vì đường thở của con có vấn đề". Chị lại cho con khám xét họng, gây mê nội soi họng. Và rồi vợ chồng chị quyết định đưa con sang Singapore chạy chữa. Bác sĩ Singapo báo với gia đình chị họng con bị sẹo lồi che bít gần hết đường thở, và chỉ có một người duy nhất viện tai mũi họng là có thể mổ để duy trì đường thở cho con và vĩnh viễn con không bao giờ nói được.
"Gì thế này??? Sao họ tàn ác vậy cứ đâm vào tim mẹ hết lần này tới lần khác, chai rồi, sẹo nhiều rồi mẹ có chết đâu chỉ giống con dở người đờ đẫn. Con ơi mẹ làm gì còn nước mắt để mà khóc để mà cười. Đi thôi, đi ngay thôi, đi tìm đường cứu lấy cuộc đời con.
Ngày con và bố cất cánh mẹ không đi tiễn. Mẹ ... Khắc khoải chờ tin con. Ngày con đi khám mẹ không làm được bất cứ việc gì, trên tay không rời máy điện thoại chỉ để chờ tin của bố con.
"Có khả quan, con sẽ nói được" bố nhắn thế mà mẹ nhảy điên lên quên mất còn có em con trong bụng. Vui quá, em ấy cũng đạp loạn. Lần đầu tiên từ ngày con bị ốm mẹ ngủ một giấc thật say không mộng mị. Thế là con đã mổ thành công, không bị câm. Bố , bác, chú thay nhau bay qua chăm con vì mẹ bầu to quá không ai cho đi. Lại tiếp tục tới mắt. Thời điểm này mắt con vẫn nhìn được. Phải tra thuốc suốt ngày đêm. Cứ 3 tiếng 1 lần, mỗi lần 5, 6 loại thuốc nên để tra xong 1 lần hết hơn 1 tiếng. Ngày cũng như đêm, máy điện thoại luôn cài chuông nhắc... Mẹ có em bé mà ngày chỉ được ngủ có 3, 4 tiếng là nhiều, giấc ngủ lại cứ bị chắp vá. Mắt tra nhiều đến nỗi loét hết cả mí. Bác sĩ bắt đầu tiến hành cấy tế bào gốc và đắp mí. Ôi trời ơi đau đớn lắm. Nhìn ảnh bác Phương gửi về mà mẹ không ngừng đau. Con mẹ phải trải qua kiếp nạn lớn quá".
Các bác sĩ lấy niêm mạc má và môi để vá. Mồm con sưng tấy không ăn được gì, họng con bị sẹo trở lại. "Ôi không. Con lại bị đau đớn rồi với lại nhà mình có còn gì nữa đâu con. Hết rồi. Bố mẹ lại chạy ngược chạy xuôi quay tiền chóng mặt. Vay thì phải trả, lấy ở đâu nhiều tiền thế ? Mỗi lần mổ vậy cứ 30-40k ra đi. Biết vậy nhưng mẹ không cho phép mình dừng lại.
Sau khi đã trải qua quá nhiều các cuộc phẫu thuật lớn nhỏ họng của con đã dần ổn định dù vẫn phải can thiệp thêm nữa nhưng tạm thời dừng chữa trị để dành tiền làm mắt. Sau bao lỗ lực cấy tế bào gốc hy vọng giác mạc tự phục hồi không thành, con đã có chỉ định ghép giác mạc lần đầu dự kiến trong tháng 12 tới. "Bố mẹ bạc đầu lo lắng. Tiền đã cạn kiệt rồi, phải làm sao đây. Lúc đầu dự kiến khoảng 40k, sau nhiều lần trình bầy hoàn cảnh khó khăn, thực sự các Bs bên đó cũng biết chi phí để theo đuổi tốn kém đến thế nào, họ nói sẽ giảm. Cũng đã từ rất lâu các Bs đã không còn lấy tiền công khám cho con nữa, đó là cách ủng hộ của riêng họ. Bố mẹ rất trân trọng. Còn hiện tại cuộc sống vẫn đang tiếp diễn và con của mẹ đang cần một khoản tiền không nhỏ để tìm lại ánh sáng cho cuộc đời. Các bạn ơi hãy giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn này. Dù chỉ là sự xẻ chia nhỏ nhoi lúc này cũng thật quý giá đối với gia đình mình. Giúp con được nhìn lại gương mặt cha mẹ, nhìn thấy cậu em mới sinh, được nhìn bầu trời bao la rộng lớn, được cắp sách tới trường và hãy thắp sáng cho con ước mơ và hy vọng...".
Cuối cùng, chị Ngọc Bích để lại số điện thoại và số tài khoản với hy vọng gom góp phần nào thắp lên tia cuối cùng trong hành trình tìm lại ánh sáng của con.Chị cũng nhắn lời xin lỗi chồng là anh Đỗ Thái Hồng: "Xin lỗi ông xã, em biết anh đã rất vất vả chèo lái gia đình trong suốt một năm qua. Anh không cho phép em đăng bắt kỳ hình ảnh đau thương nào của con. Nhưng hôm nay em làm trái lời anh vì em muốn cùng anh và các con đi tiếp con đường dài phía trước, không được gục ngã, đầu hàng số phận. Hãy mở lòng đón nhận sự giúp đỡ của mọi người trong thời khắc quan trọng này anh nhé. Đừng trách em".
Liên hệ với chị Ngọc Bích, chị cho biết hiện tại vẫn đang ở Việt Nam, sang tuần cả gia đình sẽ đưa con qua đi khám và có lịch mổ. Tình hình sức khỏe con đã khá hơn, dù đường thở hơi hẹp lại. Chỉ có đôi mắt là không còn nhìn thấy gì nữa.
Đúng lúc gia đình chị Trần Thị Ngọc Bích đang chuẩn bị đón thêm 1 thành viên mới thì tai ương giáng xuống. Ngày 30/11/2015, con gái chị bị sốt. Cô giáo mầm non gọi mẹ đón sớm, cho con đi khám và uống thuốc siro.
Nhưng thuốc vào không đỡ, con gái chị lả đi, đến tối bắt đầu ngứa ngáy khó chịu. Con cứ sốt mãi, đêm không ngủ được vì ngứa, chị Ngọc Bích dù đang nghén nặng nhưng vẫn cùng chồng thức trắng đêm chườm và xoa cho con ngủ, giấc ngủ không trọn vẹn.
Con gái Đỗ Ngọc Minh Châu khi còn khỏe mạnh.
Sáng sớm hôm sau, khi con sốt đến 40 độ, vợ chồng chị vội đưa con trở lại phòng khám. Khi lấy máu xét nghiệm, bác sỹ đã tư vấn và cùng chị ngồi xe cấp cứu đưa con đến viện. Lúc đó, chị sợ lắm. Tuy nhiên khi đến viện thì con đỡ sốt, Bs trực cấp cứu khám rồi cho về. "Về nhà con mệt cứ thiên thiếp ngủ rồi sốt, chườm, hạ sốt, sốt lại, chườm, hạ sốt, rồi... cứ thế". Theo chị chia sẻ, 8 giờ tối cùng ngày, môi con đã rộp lên, con mệt mỏi lả đi, và vợ chồng chị lại vội vàng dưa con trở lại bệnh viện
Chị run bắn khi bác sỹ yêu cầu đẩy con ngay lên phòng hồi sức. Là khu cách ly nên bố phải đứng ngoài, mẹ được vào với con. "Con nằm trên xe đẩy mê man, y tá, bác sĩ vây quanh khám cho con". Các bác sỹ lấy máu để xét nghiệm nhưng con mập và sốt nên rất khó lấy máu, và cũng đã lả đi.
Sáng hôm sau, con đã bắt đầu bị rộp nhiều nơi trên cơ thể. "Bác sĩ mời mẹ qua nói chuyện. Ho yêu cầu có thêm người nhà vì mẹ đang mang thai, họ sợ. Nhưng bố mẹ vào đây làm việc đâu có ai là họ hàng người thân, mẹ nói "chồng tôi vừa về nhà, bác sĩ hãy cho tôi biết kết quả, tôi chịu đựng được.
Mẹ nói cứng vậy thôi vì mẹ sốt ruột quá, tim mẹ như ai bóp nghẹt khó thở lắm con à. Bác sĩ ngập ngừng, ông ấy không nỡ nhưng tình trạng lúc đó nguy kịch rồi mẹ nghĩ vậy. Tim mẹ như ngừng đập tai lùng bùng chỉ nghe thấy từ nặng lắm. Mẹ câm lặng không ý thức và không tự chủ nổi bản thân mình. Mẹ cứ ngồi như vậy đầu óc trống rỗng".
Chuỗi ngày kinh khủng bắt đầu
Con đã được chuyển sang 1 phòng riêng biệt, các nốt bỏng lan rộng và to dần kín người. 2 vợ chồng chị cố gắng động viên nhau, nhưng lòng người mẹ không thể không gào thét đau đớn: "Con ơi, nhìn con nằm trong căn phòng trắng xóa và lạnh chỉ có tiếng máy đo nhịp tim kêu tít tít mẹ sợ lắm, mẹ sợ con bỏ bố mẹ mà đi. Mẹ năn nỉ bác sĩ cho mẹ vào gần con nhưng không được. Mẹ cứ đứng ngoài cửa chờ đợi, khi chân tê dại mẹ lại ngồi bệt ngay hành lang, dựa vào tường mà nước mắt cứ lăn dài. Lần đầu tiên mẹ sợ tuột mất một thứ quý giá. Mẹ gọi cho ông ngoại con trong vô thức "bố ơi con sợ lắm" rồi sau đó hai hàm răng cứng ngắc, nước mắt chảy chàn. Bác sĩ nói con bị nhiễm trùng huyết nặng, các chỉ số trong máu cao hơn gấp mấy trăm lần bình thường, đây là hội chứng của bệnh stevent Jonsonh, một loại hiếm gặp trên thế giới, tỷ lệ tử vong rất cao, trong vòng 7 ngày nếu con không đỡ sốt thì...".
Con nằm đó bé nhỏ với vô vàn dây dợ lằng nhằng, máy truyền, máy đo thi nhau kêu tít tít. Người đặc kín các bọng nước như người bị bỏng.
Các cô y tá lấy ống tiêm mũi to để hút các bọng nước cho xẹp xuống để con đỡ rát. Con bị truyền suốt ngày đêm nên vỡ ven liên tục. Nhiều đến nỗi chọc cả chục lần cũng không lấy được. Chị Ngọc Bích xót xa lắm, nước mắt hòa giọng nói thầm vào tai con "mẹ đây, cố lên con ơi". Hết 2 ngày con vẫn cứ sốt, liên tục đắp khăn trán, nách, bẹn mà không thuyên giảm. 2 ngày trôi qua dài như cả thế kỷ chẳng phút giây nào vợ chồng dám chợp mắt, ngả lưng. Mẹ trực sáng thì mong trời tối, bố trực đêm lại mong trời sáng vì 7 ngày định mệnh cứ treo lơ lửng.
Sang đến ngày thứ 3, bác sĩ phải đổi loại kháng sinh mạnh hơn vì loại cũ không làm con hạ sốt. Cả nhà lại hồi hộp theo con từng phút một. Lúc này, chị Ngọc Bích chẳng còn cảm giác nghén ngẩm nữa, chỉ cắm đầu vào ăn thật nhanh uống thật nhiều để có sức ở bên con. Nhiều khi vừa ngửa cổ cốc sữa lại cúi đầu trả ra, trả nhiều hơn nhận. Bác sĩ viện mắt, viện da liễu cùng xuống kết hợp với bác sĩ hô hấp đồng thời cứu chữa. Họ đẩy máy móc đến tận giường để chụp chiếu: "Mái tóc dài mẹ chưa từng cắt từ khi con sinh ra đã bị cạo trọc, lông mày, lông mi bị trợt da lột sạch. Cả người con từng bọng nước lớn bắt đầu vỡ, trợt lộ ra từng mảng thịt đỏ,... mẹ chỉ muốn gào lên cắt da cắt thịt tôi đây này".
Môi con trợt khô, đóng vảy không thể hé mở, nhưng để làm vệ sinh sâu khoang miệng và bôi thuốc, cô y tá mỗi ngày cầm chiếc kéo dài đầu kẹp bông luồn vào miệng con. Mỗi lần như vậy máu trong mồm con lại trào ra, thấm đẫm cả bịch bông, không ai cầm được nước mắt nhưng việc vẫn phải làm vì sự sinh tồn của con. Rồi đến lúc con phải bôi xanhmetilen tránh nhiễm trùng từ ngoài vào, lại một cuộc chiến nữa trên cơ thể bé nhỏ. Các cô y tá bật máy sưởi, cắm 3,4 kim tiêm vào bình nước muối, truyền thuốc gây mê cho con rồi tiến hành " tắm" hết lớp xanhmetilen cũ để bôi Lớp thuốc mới. Ngày nào cũng vậy các cô nhẹ nhàng thay rửa cho con thật nhanh nếu không hết thuốc con biết đau sẽ không làm được gì. Vất vả, tỉ mỉ và đau đớn vô cùng.
Tinh thần người mẹ rắn hơn sau những ngày khủng khiếp: "Chỉ cần được nhìn thấy con, được sờ vào bàn tay ấm nóng mẹ có thể đánh đổi tất cả. Ngày giờ cứ chậm chạp trôi qua trong sự khắc khoải lo lắng. Đã 2 lần con phải sốc tim mà mẹ không biết, bố giấu mẹ và mọi người để hy vọng luôn được thắp sáng. Các loại ven đã vỡ sạch, sơ cứng, làm thế nào con ơi, không thể dừng truyền được, nếu dừng đồng nghĩa với việc... Bác sĩ yêu cầu mẹ ký cam kết để làm tiểu phẫu ở bẹn, truyền thẳng vào động mạch chủ. Đối với con bây giờ đó là cuộc đại phẫu. Mẹ phải quyết thôi thời gian không chờ mẹ con mình. Đứng ngoài hành lang mẹ cứ ngửa mặt lên trời mà khóc, run rẩy 1 mình trước bao ánh mắt tò mò thương hại. Con bé nhỏ của mẹ nằm trong vòng vây của bác sĩ, y tá. Họ tiến hành tại giường bệnh con luôn. Từng khắc trôi qua thật nặng nề".
Con truyền suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Chị Bích Ngọc lại trên từng cây số đi đi về về trong giá rét, mưa lạnh. Nhiều đêm 11 giờ khuya từ viện về nhà, mặc áo mưa mà người chị vẫn run lên từng đợt không kìm chế được cái lạnh đang táp vào mặt, nước mắt hoà nước mưa mặn đắng buốt giá "thương con, thương Sonic trong bụng mẹ, thương cả anh Sony chờ mẹ về đến ngủ gục."
Vòng luân hồi cứ chầm chậm thử thách lòng kiên nhẫn của con người. "Sang ngày thứ 5 con vẫn không hạ sốt. Hy vọng cứ vơi dần. Hoảng loạn. Bố chạy nháo nhào nhờ hết tất cả các mối quen biết tìm mọi phương diện để cứu con, cứu lấy nguồn sống của mẹ. Lại thay thế nguồn kháng sinh mới, nguồn cuối cùng. Hy vọng được kéo lên. Con vẫn chẳng ăn uống gì, cứ nằm thiêm thiếp mê man. Các ngón tay bắt đầu rụng móng, vùng vai, lưng, 2 nách lúc nào cũng chảy dịch ẩm ướt không thể khô nổi. Con bắt đầu đi vệ sinh không kiểm soát. Vì không đóng bỉm được nên miếng lót nhiều khi bị tràn, thay ga giường liên tục. Có những lúc mẹ 1 mình gồng cứng bụng nhấc từng phần cơ thể con để lau rửa nhẹ nhàng, tỉ mẩn tránh bị nhiễm trùng ngược. Toát mồ hôi hột sợ rơi mất em con, nhưng biết làm sao con là hiện hữu mẹ không thể không cố gắng. Chắc em cũng biết thương mẹ, thương chị nên bám chắc trong bụng không rời.
Con đã có chút khả quan, bắt đầu giảm sốt từng chút một. Thế nhưng chân trái của con đã không chịu nổi nữa rồi, nó căng lên như quả bóng bơm quá tay, xíu nữa là "bùm". Lại cam kết, lại tiểu phẫu, lại khắc khoải đau đớn. Chuyển chân. Họ cứ đâm từng nhát dao vào tim mẹ không thương tiếc".
Sau 1 cơn sốt lại, con đã chịu thuốc bắt đầu hạ sốt, không còn ở ngưỡng đầu 4 nữa. Các ngày tiếp theo hy vọng cứ lớn dần. "Ngày thứ 10 mẹ tập cho con "uống" sữa. Nói là uống nhưng thực ra chẳng phải vậy. Môi con đóng vảy có há được đâu chỉ là 1 khe hở nhỏ nơi khoé môi, mẹ nhỏ từng giọt vào đó theo kẽ răng đi vào. Mỗi ngày vui mừng báo với mọi người nhỏ được bao nhiêu giọt. Cứ thế, cứ thế tất cả đều lỗ lực. Giọt, thìa, xi lanh, rồi đã cán mốc là hộp sữa. Ngày con cất tiếng gọi mẹ, có chút máu hòa nước mắt. Máu từ môi con và nước mắt của mẹ, sung sướng muốn ôm con vào lòng mà không được. Nhưng như vậy đã quá đủ rồi, mẹ không còn đòi hỏi gì hơn nữa. Tóc cạo rồi lại mọc, móng rụng rồi sẽ lên, chỉ cần con của mẹ ở lại không rời bỏ bố mẹ thì dù có xuống 9 tầng địa ngục mẹ cũng chịu".
Tin dữ nối tiếp tin dữ...
Con ngoan, cam chịu và cố gắng chiến đấu. Nhưng lúc này, chị Ngọc Bích đã ngờ ngợ cảm thấy có điều khác lạ từ đôi mắt đỏ ngầu không chịu mở của con: "Mở mắt đi con, mở mắt nhìn mẹ này. Mẹ cứ thủ thỉ như vậy ngày này qua ngày khác và rồi con không phụ lòng mẹ. Giây phút con hé nhìn gọi mẹ, cả người mẹ tan chảy trong hạnh phúc. Sự phục hồi thần kỳ của con khiến mọi người kinh ngạc và khâm phục, bác sĩ điều trị cho con cũng phải thốt lên "kỳ diệu". Rồi cũng tới ngày con ăn được cháo loãng... Mắt con đã mở to hơn, ánh nhìn có trọng điểm. Mẹ hạnh phúc. Mẹ thử nhiều cách thấy con nhìn được lại còn biết phân biệt màu, trong lòng Vui sướng không gì tả hết. Rồi con mẹ bắt đầu ngồi được. Mới đầu ngồi nghiêng ngả chỉ chực bổ nhào, mẹ luôn bên giữ lưng con, làm điểm tựa. Con bắt đầu tập hát. Giọng hát run rẩy, tiếng được tiếng mất...".
25 ngày nằm hồi sức cấp cứu, chị Ngọc Bích chứng kiến 2 bạn nhỏ ra đi, thật đau lòng và sợ hãi. "Ngày con được BS cho phép mặc quần áo cũng là ngày hy vọng của mẹ được tràn trề. Con đã thoát cửa tử nhưng vẫn còn rất yếu, chăm con phải cực kỳ tỉ mẩn. Con vẫn chưa đứng lại được. Ngày con được xuất viện nhi để nhập viện mắt mẹ hạnh phúc lắm, lại được ôm con vào lòng rồi. Con nằm viện mắt 15 ngày, lúc nào cũng vậy tách dính và tra thuốc." Gia đình chị lại khăn gói ra Hà Nội. "Lại một hành trình đầy gian nan vất vả. Ngày nào cũng vậy, rét buốt hay mưa rào mẹ và con lại trên từng cây số tới Viện mắt Ánh Sáng để tách dính và theo dõi tình hình phát triển của bệnh. Song song với đó mẹ đưa con đi hết tất cả các viện đầu ngành để khám và kiểm tra." Hầu như ở đâu chị cũng nhận được những tin khả quan, cho đến khi chị quyết định quay lại viện mắt trung ương để khám lần cuối trước khi đưa con vào Đà Nẵng. Tại đây, bác sĩ lại báo chị 1 tin sét đánh: "Con em sẽ không nhìn được đâu".
"Hy vọng đang được nhen nhóm bỗng bị dập vùi không thương tiếc. Mẹ đứng như trời trồng. Con mẹ bị mù sao. Không, không thể nào. Con vẫn đang nhìn được cơ mà. Mẹ rối rít phản đối. Nhưng sự thật không phải vậy, bệnh của con là khô mắt, lòng đen sẽ ngày càng bị đục và rồi... Mẹ oán trách Ông trời sao tàn nhẫn vậy. Con còn bé bỏng thế. Mẹ xin cho con được nhập viện nhưng không được vì đường thở của con có vấn đề". Chị lại cho con khám xét họng, gây mê nội soi họng. Và rồi vợ chồng chị quyết định đưa con sang Singapore chạy chữa. Bác sĩ Singapo báo với gia đình chị họng con bị sẹo lồi che bít gần hết đường thở, và chỉ có một người duy nhất viện tai mũi họng là có thể mổ để duy trì đường thở cho con và vĩnh viễn con không bao giờ nói được.
"Gì thế này??? Sao họ tàn ác vậy cứ đâm vào tim mẹ hết lần này tới lần khác, chai rồi, sẹo nhiều rồi mẹ có chết đâu chỉ giống con dở người đờ đẫn. Con ơi mẹ làm gì còn nước mắt để mà khóc để mà cười. Đi thôi, đi ngay thôi, đi tìm đường cứu lấy cuộc đời con.
Ngày con và bố cất cánh mẹ không đi tiễn. Mẹ ... Khắc khoải chờ tin con. Ngày con đi khám mẹ không làm được bất cứ việc gì, trên tay không rời máy điện thoại chỉ để chờ tin của bố con.
"Có khả quan, con sẽ nói được" bố nhắn thế mà mẹ nhảy điên lên quên mất còn có em con trong bụng. Vui quá, em ấy cũng đạp loạn. Lần đầu tiên từ ngày con bị ốm mẹ ngủ một giấc thật say không mộng mị. Thế là con đã mổ thành công, không bị câm. Bố , bác, chú thay nhau bay qua chăm con vì mẹ bầu to quá không ai cho đi. Lại tiếp tục tới mắt. Thời điểm này mắt con vẫn nhìn được. Phải tra thuốc suốt ngày đêm. Cứ 3 tiếng 1 lần, mỗi lần 5, 6 loại thuốc nên để tra xong 1 lần hết hơn 1 tiếng. Ngày cũng như đêm, máy điện thoại luôn cài chuông nhắc... Mẹ có em bé mà ngày chỉ được ngủ có 3, 4 tiếng là nhiều, giấc ngủ lại cứ bị chắp vá. Mắt tra nhiều đến nỗi loét hết cả mí. Bác sĩ bắt đầu tiến hành cấy tế bào gốc và đắp mí. Ôi trời ơi đau đớn lắm. Nhìn ảnh bác Phương gửi về mà mẹ không ngừng đau. Con mẹ phải trải qua kiếp nạn lớn quá".
Các bác sĩ lấy niêm mạc má và môi để vá. Mồm con sưng tấy không ăn được gì, họng con bị sẹo trở lại. "Ôi không. Con lại bị đau đớn rồi với lại nhà mình có còn gì nữa đâu con. Hết rồi. Bố mẹ lại chạy ngược chạy xuôi quay tiền chóng mặt. Vay thì phải trả, lấy ở đâu nhiều tiền thế ? Mỗi lần mổ vậy cứ 30-40k ra đi. Biết vậy nhưng mẹ không cho phép mình dừng lại.
Sau khi đã trải qua quá nhiều các cuộc phẫu thuật lớn nhỏ họng của con đã dần ổn định dù vẫn phải can thiệp thêm nữa nhưng tạm thời dừng chữa trị để dành tiền làm mắt. Sau bao lỗ lực cấy tế bào gốc hy vọng giác mạc tự phục hồi không thành, con đã có chỉ định ghép giác mạc lần đầu dự kiến trong tháng 12 tới. "Bố mẹ bạc đầu lo lắng. Tiền đã cạn kiệt rồi, phải làm sao đây. Lúc đầu dự kiến khoảng 40k, sau nhiều lần trình bầy hoàn cảnh khó khăn, thực sự các Bs bên đó cũng biết chi phí để theo đuổi tốn kém đến thế nào, họ nói sẽ giảm. Cũng đã từ rất lâu các Bs đã không còn lấy tiền công khám cho con nữa, đó là cách ủng hộ của riêng họ. Bố mẹ rất trân trọng. Còn hiện tại cuộc sống vẫn đang tiếp diễn và con của mẹ đang cần một khoản tiền không nhỏ để tìm lại ánh sáng cho cuộc đời. Các bạn ơi hãy giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn này. Dù chỉ là sự xẻ chia nhỏ nhoi lúc này cũng thật quý giá đối với gia đình mình. Giúp con được nhìn lại gương mặt cha mẹ, nhìn thấy cậu em mới sinh, được nhìn bầu trời bao la rộng lớn, được cắp sách tới trường và hãy thắp sáng cho con ước mơ và hy vọng...".
Cô bé 4 tuổi đã trải qua những ngày chiến đấu với bệnh tật khủng kiếp, và trận chiến vẫn chưa dừng lại.
Cuối cùng, chị Ngọc Bích để lại số điện thoại và số tài khoản với hy vọng gom góp phần nào thắp lên tia cuối cùng trong hành trình tìm lại ánh sáng của con.Chị cũng nhắn lời xin lỗi chồng là anh Đỗ Thái Hồng: "Xin lỗi ông xã, em biết anh đã rất vất vả chèo lái gia đình trong suốt một năm qua. Anh không cho phép em đăng bắt kỳ hình ảnh đau thương nào của con. Nhưng hôm nay em làm trái lời anh vì em muốn cùng anh và các con đi tiếp con đường dài phía trước, không được gục ngã, đầu hàng số phận. Hãy mở lòng đón nhận sự giúp đỡ của mọi người trong thời khắc quan trọng này anh nhé. Đừng trách em".
Liên hệ với chị Ngọc Bích, chị cho biết hiện tại vẫn đang ở Việt Nam, sang tuần cả gia đình sẽ đưa con qua đi khám và có lịch mổ. Tình hình sức khỏe con đã khá hơn, dù đường thở hơi hẹp lại. Chỉ có đôi mắt là không còn nhìn thấy gì nữa.
Mọi tấm lòng hảo tâm xin liên hệ gửi về: SĐT: 0936382479 Trần Thị Ngọc Bích Số TK: 56110000683871 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Hoặc chị gái chị Bích là chị Trần Thu Phương: Số TK: 10101 000 925 9211- Vietinbank- CN Đống Đa Số TK: 0011004261391 - Ngân hàng Vietcombank - Sở Giao dịch Số TK: 1500216408370 - Ngân hàng Agribank |
Tác giả bài viết: Kiều Thu
Nguồn tin: