► VĐV Trung Quốc giành HCV Olympic ở bể nước đổi màu
Lần này, hồ bơi phục vụ môn bóng nước, nằm sát với bể bơi của môn nhảy cầu, ở nhà thi đấu Maria Lenk Aquatic Center cũng dần chuyển màu. Trước đó, màu nước hồ thi đấu môn nhảy cầu 10m đôi nữ và nam nữ bất ngờ chuyển sang màu xanh lục, tương phản hẳn với nước màu xanh dương ở hồ bên cạnh sử dụng tranh tài môn bóng nước.
Trước sự cố trên, ban tổ chức Olympic lập tức tiến hành xét nghiệm nước và kết luận, nước đổi màu ở hai hồ bơi phục vụ Olympic Rio 2016 vì "sự tăng trưởng của tảo" do nhiệt độ và thiếu gió gây ra. Họ cũng trấn an các đoàn thể thao khi cho biết sự cố này không gây nguy hại đến sức khỏe của VĐV.
Lần này, hồ bơi phục vụ môn bóng nước, nằm sát với bể bơi của môn nhảy cầu, ở nhà thi đấu Maria Lenk Aquatic Center cũng dần chuyển màu. Trước đó, màu nước hồ thi đấu môn nhảy cầu 10m đôi nữ và nam nữ bất ngờ chuyển sang màu xanh lục, tương phản hẳn với nước màu xanh dương ở hồ bên cạnh sử dụng tranh tài môn bóng nước.
Trước sự cố trên, ban tổ chức Olympic lập tức tiến hành xét nghiệm nước và kết luận, nước đổi màu ở hai hồ bơi phục vụ Olympic Rio 2016 vì "sự tăng trưởng của tảo" do nhiệt độ và thiếu gió gây ra. Họ cũng trấn an các đoàn thể thao khi cho biết sự cố này không gây nguy hại đến sức khỏe của VĐV.
Đầu tiên, nước trong bể bơi dành cho môn nhảy cầu (phải) chuyển màu. Tiếp theo, nước trong hồ bơi phục vụ môn bóng nước (trái) cũng chuyển màu tương tự. Ảnh: Twitter.
Còn trang Deadspin dẫn nguồn tin từ FINA (Liên đoàn bơi lội thế giới) cho biết, nguyên nhân khiến nước hồ bơi ở nhà thi đấu Maria Lenk Aquatic Center chuyển màu vì có một số chất hóa học bị mất cân bằng trong quá trình lọc bể bơi. Điều này dẫn đến nồng độ pH trong nước vượt ngoài định mức, từ đó gây ra việc đổi màu.
Việc giữ sạch hồ bơi rất phức tạp, khi phải theo dõi quá trình lọc nước, nồng độ acid, ozone và chất hóa học khác. Sử dụng chất kiềm giúp độ pH - tiêu chuẩn đánh giá độ acid của hồ bơi - ở mức ở ổn định. Nếu kiềm và pH ở điều kiện thích hợp, chất chlorine sẽ rất hiệu quả khi giết chết các loại tảo, vi khuẩn và một số chất mà bộ lọc không thể xử lý.
Bất kỳ sự mất cân bằng nào đều ảnh hưởng dây chuyền đến các chất khác. Độ pH bắt đầu thay đổi khi chất kiềm hết (hoặc không có đủ độ cân bằng), và điều này khiến chlorine mất đi hiệu quả trong việc tiêu diệt tảo. Rất có thể, ban tổ chức Rio từng cố gắng giải quyết vấn đề giữ sạch hồ bơi bằng cách cho vào các bể nhiều chất chlorine, khiến mắt của các VĐV Mỹ và Úc thường cay xè mỗi khi nước bắn vào.
Lúc này, ban tổ chức Olympic Rio cho biết nước ở hai bể bơi tại nhà thi đấu Maria Lenk Aquatic Center sẽ được làm sạch vào ngày thứ năm (giờ Brazil). Những ngày qua, khu vực hồ bơi dành cho các bộ môn bơi đua diễn ra ở các địa điểm khác không hề có dấu hiệu nước đổi màu.
Tác giả bài viết: Nguyên Trí
Nguồn tin: