150.000 ngưởi Việt mắc ung thư mỗi năm - con số không hề bất ngờ
Ngày 26.8, tại Huế, Hội ung thư Việt Nam, Bệnh viện T.Ư Huế và Trường ĐH Y dược Huế tổ chức hội nghị với sự tham gia của đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) cùng nhiều tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước.
Tại hội nghị, các báo cáo cho thấy mỗi năm, Việt Nam đã phát hiện thêm 150.000 ca ung thư mới. Tại Việt Nam, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong đó nguyên nhân tập trung từ việc hút thuốc, lạm dụng bia rượu.
Vị đại diện WHO cũng khuyến cáo Việt Nam cần hết sức chú ý đến các nguy cơ gây ung thư như tình trạng ô nhiễm môi trường, hóa chất trong môi trường đất và nước và cả hóa chất do bức xạ, phóng xạ.
Trả lời trên báo Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhìn nhận căn bệnh ung thư đang là thách thứ lớn, nhất là có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi người mắc.
Ông Tiến nói Bộ Y tế rất quan tâm và có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc giảm nhẹ. Trong đó mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng cho bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành để nâng cao chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân; phát hiện sớm bệnh ung thư…
Ngày 26.8, tại Huế, Hội ung thư Việt Nam, Bệnh viện T.Ư Huế và Trường ĐH Y dược Huế tổ chức hội nghị với sự tham gia của đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) cùng nhiều tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước.
Tại hội nghị, các báo cáo cho thấy mỗi năm, Việt Nam đã phát hiện thêm 150.000 ca ung thư mới. Tại Việt Nam, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong đó nguyên nhân tập trung từ việc hút thuốc, lạm dụng bia rượu.
Vị đại diện WHO cũng khuyến cáo Việt Nam cần hết sức chú ý đến các nguy cơ gây ung thư như tình trạng ô nhiễm môi trường, hóa chất trong môi trường đất và nước và cả hóa chất do bức xạ, phóng xạ.
Trả lời trên báo Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhìn nhận căn bệnh ung thư đang là thách thứ lớn, nhất là có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi người mắc.
Ông Tiến nói Bộ Y tế rất quan tâm và có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc giảm nhẹ. Trong đó mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng cho bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành để nâng cao chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân; phát hiện sớm bệnh ung thư…
Hoàn cảnh cháu bé bị ung thư võng mạc ở Nghệ An.
Tuy nhiên, ở Việt Nam bệnh nhân ung thư đang gặp nhiều khó khăn khi mà chi phí điều trị thì lớn, nhưng mức toán bảo hiểm thì có hạn.
GS.BS.Anh hùng Lao động Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam chia sẻ rằng hiện nay ung thư vú đang chiếm tỉ lệ khá cao so với số người mắc ung thư (khoảng 25 người/100.000 người). Nhưng bên cạnh đó, ung thư gan với người Việt là rất nhiều, tỉ lệ chiếm đến 40 người/100.000 người mắc. Nhậu nhẹt bia rượu, ăn uống các thứ như gạo, đậu phộng mốc cũng gây ung thư gan.
Tỉ lệ người mắc ung thư phổi hiện cũng ngang bằng với ung thư gan, trong đó nguyên nhân chủ yếu do hút luốc lá. Đáng buồn là phụ nữ không hút thuốc nhưng lại chiếm 1/3 so với đàn ông ung thư phổi khi họ hút thuốc thụ động.
Liên quan đến thực phẩm “bẩn”, chứa hóa chất, kim loại nặng đang đe dọa người dân hiện nay, GS Hùng cho rằng chúng ta cần ngăn chặn và kiểm soát. Nhưng những loài thực phẩm này không chỉ gây ung thư không thôi mà còn nhiều bệnh khác.
15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca lên 150.000 ca) và dự kiến trong 5 năm tới, mỗi năm sẽ có 200.000 ca mắc mới bệnh ung thư.
Câu chuyện về nghị lực phi thường của chị Đậu Thị Huyền Trâm (25 tuổi, Thạch Quý, TP.Hà Tĩnh) bị ung thư phổi di căn đã chiến đấu từng ngày để giữ con khiến tất thảy bác sĩ và những người chứng kiến xúc động trào nước mắt.
Người Việt giật mình vì nguy cơ gây bệnh ung thư nhan nhản khắp nơi
Trước con số 150.000 ca ung thư mỗi năm, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có một cuộc khảo sát về con số “khủng khiếp” này. Đa phần mọi người đều không bất ngờ trước con số trên và khi nói về nguy cơ bị bệnh ung thư, nhiều người phát hoảng khi nhận biết xung quanh mình và nơi mình đang sống nhan nhản nguy cơ gây bệnh này mà họ phải đối mặt.
Mang nỗi lo lắng muôn thưở, anh Đỗ Mạnh Trung (Hà Đông) cho biết: “Môi trường xung quanh thì ô nhiễm, con người thì đầu độc nhau,... 150.000 ca ung thư còn là ít”.
Anh Trung chia sẻ, ngay tại nơi anh sinh sống (khu vực Đại Mỗ - Tây Mỗ) mỗi ngày phải chịu đựng cảnh bụi mù mịt do các xe tải chở cát, bê tông vào thành phố. Bất kì thời gian nào trong ngày, đặc biệt là vào những ngày hanh khô, ai cũng có thể nhìn thấy lớp sương mù do khói bụi tạo thành. Thậm chí, nhà nào cũng có một màng bụi dày vài mm.
Tại khoa Điều trị hóa chất của Viện huyết học truyền máu TW, chứng kiến cảnh chị Nông Thị Hảo bị ung thư máu, con sinh non bị suy hô hấp nằm khóc cả ngày trên giường bệnh ai cũng thấy xót xa. Ảnh: Dân Trí
“Ở đây là khu vực giáp ranh, những xe tải cỡ lớn chỉ được phép đi vào đoạn đường này thôi. Và nó cũng là một con đường trung chuyển các huyện ngoại thành vào trung tâm Thành phố. Mỗi ngày có hàng trăm xe chở cát cỡ lớn đi đi lại lại. Không những thế, bụi ở đây 1 phần là do các xưởng gỗ, đồ mỹ nghệ tạo thành. Sống trong môi trường ô nhiễm như thế thì chả mấy chốc là lại ung thư phổi,...”, anh Trung nói.
“Bát đũa, quần áo, dù sạch sẽ đến đâu nhưng chỉ cần để trong nhà thôi là hôm sau nó bẩn trở lại. Vì vậy, chúng tôi đâu có dám phơi quần áo ngoài đường”, anh này thờ dài.
Chẳng thế mà những hộ gia đình nơi anh đang sống hầu như gia đình nào cũng có người mất vì ung thư: "Giờ môi trường thì đầy khói bụi bẩn, ăn uống thì nguy cơ ăn phải hóa chất. Thế nên nhà ai cũng thấy có người mất vì ung thư. Không ung thư phổi thì lại ung thư gan, ung thư xương, ung thư máu hoặc ung thư cổ tử cung... Buồn nỗi là không chỉ người già, người trung tuổi bị mà cả những đứa trẻ mới sinh ra hoặc chỉ vài tuổi đầu cũng bị căn bệnh này".
Trong khi đó, chị Liên (Hàn Thuyên) cho rằng, nhiều người Việt Nam kinh doanh mặt hàng ăn uống đã quá độc ác khi hằng ngày vẫn đang đầu độc dân tộc mình.
“Ngày nào đọc báo, xem ti vi cũng đều đọc phải thông tin thực phẩm bẩn mà mình đau xót lắm. Tại sao lại nỡ hại nhau như thế được. Nào là pate bẩn, quả tim 20 năm,.... cho dến những thứ tưởng như vô hại như rau thuốc trừ sâu, tưới nước cống, thịt tiêm hóa chất,...”.
Chị này nói thêm, đã từ rất lâu chị sinh sống theo kiểu “tự cung, tự cấp”, mọi ăn uống chị đều tự làm từ a - z, từ trồng rau trong nhà, hay tìm mua thịt của người nhà.
“Quê mình có ruộng, có nuôi gà, nuôi lợn. Vì vậy, mỗi khi hết đồ mình chỉ cần người nhà gửi lên là được. Họa hoằn lắm mình mới ra chợ mua thức ăn. Con cái mình cấm tiệt ăn uống ngoài hàng, quán. Mình nói thật, kể cả trong siêu thị đồ chưa chắc đã sạch”, chị này nhận định.
Bà nội trợ này cũng mang trong mình tâm lý sợ bệnh ung thư. Nỗi sợ của chị là hoàn toàn có cơ sở khi xung quanh chị cũng đã có rất nhiều người mất đột ngột vì căn bệnh này hoặc có những người quá bất ngờ và sốc khi phải đón nhận nó.
"Chưa bao giờ mình lại bị ám ảnh với ung thư như hiện nay. Mới đây, người em họ mình cũng mất vì ung thư. Chỉ bị đột ngột ho hắng và đau lưng, vậy mà thanh niên khỏe mạnh mới 27 tuổi đi khám đã phát hiện ngay ra bị ung thư phổi. Hay như trường hợp của chị bạn mình, vợ chồng đưa nhau đi khám ở viện do chị bị đau cơ. Chồng chị cũng tranh thủ khám cái hạch bất thường ở họng, vậy mà được kết luận là ung thư vòm họng. Cứ nghe và nhìn thấy những câu chuyện này hàng ngày, ai mà chẳng giật mình thon thót và lo âu" - chị Liên hoang mang nói.
Trong một công bố mới đây hồi tháng 4/2014 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỷ lệ chết do bệnh ung thư, Việt Nam đứng top 2 thế giới.
Theo đó, trong số 172 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, Việt Nam đứng ở vị trí 78 với tỷ lệ chết vì ung thư là 110 ca/100.000 người. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau các nước Lào và Myanmar về tỉ lệ tử vong do căn bệnh này.
Tác giả bài viết: Tiểu Lâm