Kinh tế

Người Việt đã chọn mì gói Việt?

Lâu nay, thị trường mì gói đang bị các thương hiệu ngoại nắm giữ thị phần khá lớn. Tuy nhiên, theo công bố vào tháng 7-2016 của công ty Kantar Worldpanel, có một điều bất ngờ: mì gói “3 Miền” của công ty UNIBEN là thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở khu vực nông thôn.


Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, với 26% số lượng gói mì được tiêu thụ, nhiều hơn 4% so với thương hiệu đứng kế tiếp, chiếm 22% doanh số.

Tiềm năng ở nông thôn

Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, thị trường tiêu dùng nhanh ở nông thôn vẫn chưa bão hòa, khoảng 70% ngành hàng tiêu dùng nhanh vẫn có sức mua đang ở mức dưới 50% và mức chi tiêu của người dân ở khu vực này hiện chỉ đang bằng khoảng một nửa của người thành thị.

Thị trường hàng tiêu dùng nhanh 6 tháng đầu năm tại nông thôn đạt tổng giá trị 78.000 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Trong đó, thực phẩm đóng gói đóng góp nhiều nhất, đến 26.000 tỷ đồng, ngành hàng nước giải khát có doanh số 24.000 tỷ đồng, sản phẩm sữa mang về 16.000 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Kantar WorldPanel, tốc độ tăng trưởng trong ngành hàng thực phẩm đóng gói ở Việt Nam đang có xu hướng giảm. Nếu như giai đoạn 2013 – 2014 ngành hàng thực phẩm đóng gói Việt Nam có mức tăng trưởng hấp dẫn đến 10%, thì đến năm 2015, đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5%, trong đó ở thành thị chỉ tăng 4%, nông thôn 6%.

Báo cáo của Kantar Worldpanel cũng chỉ ra mì gói là phân khúc có đóng góp cao nhất trong ngành hàng thực phẩm đóng gói, với giá trị khoảng hơn 5.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, đây cũng là sân chơi "khó nhằn" khi tỷ lệ tăng trưởng chung đang dậm châm tại chỗ, thậm chí tăng trưởng âm đến 4% ở khu vực thành thị.

Điểm sáng còn lại là khu vực nông thôn với khoảng hơn 80% lượng mì gói được tiêu thụ vẫn đang tiếp tục tăng trưởng ở mức 3%. Tuy nhiên, việc tiếp cận khách hàng nông thôn không phải quá dễ dàng và không phải đơn vị nào cũng có thể làm được nếu không có sự đầu tư nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Công bố gần đây nhất, tháng 7-2016, của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel có thể làm không ít người ngạc nhiên khi lần đầu tiên thương hiêu mì gói được chọn mua nhiều nhất ở khu vực nông thôn là một thương hiệu Việt.


Cuộc chiến của chất lượng và khẩu vị

Người tiêu dùng nông thôn mặc dù khá cởi mở với các sản phẩm mới trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhưng các nghiên cứu cho thấy cứ 100 mặt hàng mới được tung ra thị trường thì sau 1 năm chỉ còn tồn tại khoảng 70, và đến hết năm thứ 2 thì chỉ còn 30 “sống sót”.

Trong bảng “thực đơn” của ngành mì có hàng chục, hàng trăm loại khác nhau mà thứ nào trông cũng hấp dẫn, món ăn được chọn thường xuyên nhất chắc chắn trước hết phải là một món ăn thực sự hợp khẩu vị và đảm bảo chất lượng.

Báo cáo hồi đầu năm nay của Kantar WorldPanel nhận định: “bí quyết thành công của chung những nhãn hàng nội có lẽ nằm ở 5 yếu tố : phát triển kênh phân phối, xây dựng thương hiệu đúng kiểu “quốc tế”, đưa ra các sản phẩm phù hợp, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với giá cả hợp lý, song song với những hoạt động tạo sự gắn kết với cộng đồng và góp phần nâng cao mức sống của người dân địa phương. Với mì gói, điều này chắc chắn cũng không là ngoại lệ”.

Bí quyết thành công khác nữa đối với chiến lược hàng về nông thôn chính là nằm ở chất lượng sản phẩm và giá cả. Có nhiều quan điểm phát triển sản phẩm khác nhau, nhưng một hướng đi tốt với thị trường nông thôn dường như là tạo ra được một sự cân bằng tốt nhất giữa yếu tố chất lượng sản phẩm người tiêu dùng mong muốn và giá cả người tiêu dùng chấp nhận. “Nhãn hàng “3 Miền” có vẻ đã làm rất tốt điều này”, ông Hoàng nhận định.

Xây dựng sự gắn kết với cộng đồng cũng góp phần đáng kể taọ ra sự tin yêu của người tiêu dùng dành cho các thương hiệu nội. “Tạo ra sản phẩm tốt, đảm bảo chất lương, bán giá phải chăng, quảng cáo phân phối rộng khắp là điều mà mọi thương hiệu đều phải làm để cạnh tranh. Vì vậy, tôi chỉ đánh giá cao những thương hiệu thực sự có đóng góp tốt cho cộng đồng” chị Loan, một người tiêu dùng ở Đồng Tháp chia sẻ.

Được biết, từ cuối năm 2015, UNIBEN đưa vào hoạt động thêm một nhà máy nước mắm, hạt nêm và thực phẩm ăn liền hiện đại, nằm trong kế hoạch hiện đại hóa sản xuất nhằm tích cực chuẩn bị cho AFTA, với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, đây là nhà máy đầu tiên trong ngành tại Việt Nam được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Ông Stephan Schouten, đại diện Royal HaskoningDHV cho biết: “UNIBEN Hưng Yên là nhà máy thực phẩm tầm cỡ, được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, với diện tích đất dự án 6 ha, diện tích mặt sàn 4,4 ha, mật độ xây dựng 54%, tỷ lệ cây xanh 20%, hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn B, và dây chuyền tự động hóa, máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới từ Nhật Bản, Đức...”. Khi hoạt động hết công suất, nhà máy có thể cung cấp trên 1.2 tỷ đơn vị sản phẩm mỗi năm, cung cấp cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhà máy sẽ trực tiếp và gián tiếp tạo ra việc làm cho gần một ngàn người dân địa phương.

Tác giả bài viết: K.D

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP