Trước mặt cụ Lê Thị Háo cùng nhiều người dân địa phương, bà Trương Thị T. (53 tuổi, quê Quảng Nam, người giúp việc cho cụ Háo) thừa nhận đã lừa cụ Háo đem giấy tờ nhà, đất đi “thế chấp” vay tiền. Còn việc làm thủ tục chuyển nhượng ngôi nhà có một số người khác “hỗ trợ”. Bà T. nói bà chỉ được nhận 150 triệu đồng từ một phụ nữ tên Liên và một người đàn ông tên Lợi trong quá trình làm các giấy tờ trên.
Nghi có cả đường dây
Ngày 14-8, Thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ, Phó Trưởng Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết cơ quan này đã thụ lý điều tra vụ cụ Lê Thị Háo (81 tuổi, ngụ nhà số 18 Bạch Đằng, phường Phước Tiến, TP Nha Trang) tố giác bị người khác lừa lấy mất ngôi nhà.
“Bước đầu, cơ quan công an xác định vụ việc có dấu hiệu lừa đảo. Bà T., người giúp việc cho cụ Háo, cùng những người liên quan đang bị điều tra” - Thượng tá Kỳ thông tin.
Theo ghi nhận của PV, nhiều năm nay cụ Háo (không có chồng, con) sống một mình trong ngôi nhà ba tầng ở số 18 Bạch Đằng. Từ cuối năm 2012, khi bị bệnh nặng, cụ Háo thuê bà T. về ở tại nhà để chăm sóc cụ. Cụ Háo là một cựu giáo chức mẫu mực, được nhiều người dân địa phương quý trọng, thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc.
Một số người dân sống gần nhà cụ Háo cho hay gần đây, họ thấy bà T. có biểu hiện bất thường, bị nhiều người đòi nợ. Ngoài ra, bà T. còn đưa người lạ đến nhà cụ Háo bảo cụ lăn tay vào một số giấy tờ. Nhận thấy có nhiều khả nghi, một số người thân với cụ Háo đến nhà hỏi thăm thì phát hiện toàn bộ bản chính giấy tờ nhà, sổ hộ khẩu của cụ bị mất. Bị truy hỏi, bà T. thừa nhận đã đem giấy tờ nhà đi cầm thế vay tiền...
Những người thân với cụ Háo đã ngay lập tức trình báo cơ quan công an.
Về chuyện này, cụ Háo cho biết: “Cách đây gần một tháng, T. đưa tôi lên taxi, bảo đưa đi khám bệnh. Tuy nhiên, nó không đưa tôi đến chỗ bác sĩ quen như những lần trước mà đưa đến một văn phòng lạ đã có một số người chờ sẵn. Phòng có máy điều hòa, tôi lạnh run! T. cầm tay, bảo tôi lăn tay vào rất nhiều giấy tờ và đọc cho tôi viết, ký... Tôi không mang theo kính, lại bị lạnh nên không đọc được, không biết giấy tờ gì nhưng vẫn ký, lăn tay theo chỉ bảo”.
Bà Nguyễn Thị Đoan Trang (ngụ đường Nguyễn Trãi, TP Nha Trang, người xem cụ Háo như mẹ nuôi của mình) cho biết cơ quan công an thông báo hiện ngôi nhà đã được làm thủ tục chuyển nhượng tại một văn phòng công chứng ở Nha Trang.
Ngay sau đó, hàng chục người dân sống gần nhà cụ Háo đồng ký đơn gửi các cơ quan chức năng, các phòng công chứng ở tỉnh Khánh Hòa yêu cầu ngăn chặn mọi giao dịch liên quan đến ngôi nhà của cụ Háo.
Bức xúc trước việc bị mất nhà của cụ Háo, nhiều người dân địa phương đồng ký tên giúp cụ tố giác người giúp việc. Ảnh: Tấn Lộc
Ngôi nhà ba tầng của cụ Háo bị làm thủ tục sang tên người khác mà cụ không hề hay biết. Ảnh: Tấn Lộc
Nhà 5 tỉ chỉ bán 500 triệu đồng
Theo hồ sơ của cơ quan chức năng, nhà, đất trên do cụ Lê Thị Háo cùng người em ruột là Lê Thị Chỉnh đồng đứng tên, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận vào năm 2001. Cách đây 10 năm, hai chị em cụ Háo cùng ra Phòng công chứng số 1 tỉnh Khánh Hòa lập di chúc để lại nhà, đất cho hai người cháu ruột. Năm 2012, khi cụ Chỉnh qua đời, nội dung di chúc của cụ Chỉnh có hiệu lực.
Sau khi bà T. thừa nhận hành vi, những người thân cụ Háo truy tìm, phát hiện nhiều văn bản liên quan đến việc chuyển dịch nhà, đất trên được làm một cách đáng ngờ. Trong đó, một số giấy tờ được công chứng tại một văn phòng công chứng ở TP Nha Trang.
Đó là “văn bản khai nhận tài sản thừa kế” lập ngày 25-7, trong đó ghi cụ Háo là người thừa kế duy nhất của cụ Chỉnh với tài sản là ngôi nhà trên.
Chỉ ba ngày sau (28-7), UBND TP Nha Trang đã cấp giấy chứng nhận liên quan đến nhà, đất mang tên cụ Lê Thị Háo.
Cũng ngay trong ngày này, một “hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất” cũng được lập, thể hiện cụ Háo chuyển nhượng cho ông NHT với giá 500 triệu đồng (trong khi ngôi nhà trên hiện có giá thực tế trên dưới 5 tỉ đồng). Trong khi đó cụ Háo khẳng định không hề biết đến việc mua bán chuyển nhượng này.
Truy tìm hồ sơ lưu tại văn phòng công chứng trên, người thân cụ Háo còn phát hiện một bản di chúc mới được lập ngày 19-7. Tờ di chúc này có nội dung cụ Háo để lại toàn bộ tài sản là đất cùng ngôi nhà tại 18 Bạch Đằng cho... “cháu” là Trương Thị T. (tức người giúp việc). Văn bản này không ghi địa chỉ, chứng minh nhân dân của bà T..
Nội dung di chúc này cho rằng cụ Chỉnh không để lại di chúc, cụ Háo lập bản di chúc này vì “không biết sống chết lúc nào, sợ không kịp đến ngày nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên tôi”. Tuy nhiên, đến ngày 28-7, ngày làm hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất thì lại có văn bản hủy bỏ di chúc trên!
Ông Nguyễn Văn Nghị (một người thân của cụ Háo) phẫn nộ: “Họ lên kịch bản và chuẩn bị rất kỹ để lừa lấy ngôi nhà của cụ Háo. Nhưng họ đâu biết rằng từ năm 2006, hai chị em cụ Háo đã lập di chúc chuyển giao toàn bộ tài sản cho hai người cháu. Tôi tin những tình tiết này sẽ nhanh chóng giúp cơ quan công an tìm ra sự thật...”.
Pháp Luật TP.HCM sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.
Nghi có cả đường dây
Ngày 14-8, Thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ, Phó Trưởng Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết cơ quan này đã thụ lý điều tra vụ cụ Lê Thị Háo (81 tuổi, ngụ nhà số 18 Bạch Đằng, phường Phước Tiến, TP Nha Trang) tố giác bị người khác lừa lấy mất ngôi nhà.
“Bước đầu, cơ quan công an xác định vụ việc có dấu hiệu lừa đảo. Bà T., người giúp việc cho cụ Háo, cùng những người liên quan đang bị điều tra” - Thượng tá Kỳ thông tin.
Theo ghi nhận của PV, nhiều năm nay cụ Háo (không có chồng, con) sống một mình trong ngôi nhà ba tầng ở số 18 Bạch Đằng. Từ cuối năm 2012, khi bị bệnh nặng, cụ Háo thuê bà T. về ở tại nhà để chăm sóc cụ. Cụ Háo là một cựu giáo chức mẫu mực, được nhiều người dân địa phương quý trọng, thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc.
Một số người dân sống gần nhà cụ Háo cho hay gần đây, họ thấy bà T. có biểu hiện bất thường, bị nhiều người đòi nợ. Ngoài ra, bà T. còn đưa người lạ đến nhà cụ Háo bảo cụ lăn tay vào một số giấy tờ. Nhận thấy có nhiều khả nghi, một số người thân với cụ Háo đến nhà hỏi thăm thì phát hiện toàn bộ bản chính giấy tờ nhà, sổ hộ khẩu của cụ bị mất. Bị truy hỏi, bà T. thừa nhận đã đem giấy tờ nhà đi cầm thế vay tiền...
Những người thân với cụ Háo đã ngay lập tức trình báo cơ quan công an.
Về chuyện này, cụ Háo cho biết: “Cách đây gần một tháng, T. đưa tôi lên taxi, bảo đưa đi khám bệnh. Tuy nhiên, nó không đưa tôi đến chỗ bác sĩ quen như những lần trước mà đưa đến một văn phòng lạ đã có một số người chờ sẵn. Phòng có máy điều hòa, tôi lạnh run! T. cầm tay, bảo tôi lăn tay vào rất nhiều giấy tờ và đọc cho tôi viết, ký... Tôi không mang theo kính, lại bị lạnh nên không đọc được, không biết giấy tờ gì nhưng vẫn ký, lăn tay theo chỉ bảo”.
Bà Nguyễn Thị Đoan Trang (ngụ đường Nguyễn Trãi, TP Nha Trang, người xem cụ Háo như mẹ nuôi của mình) cho biết cơ quan công an thông báo hiện ngôi nhà đã được làm thủ tục chuyển nhượng tại một văn phòng công chứng ở Nha Trang.
Ngay sau đó, hàng chục người dân sống gần nhà cụ Háo đồng ký đơn gửi các cơ quan chức năng, các phòng công chứng ở tỉnh Khánh Hòa yêu cầu ngăn chặn mọi giao dịch liên quan đến ngôi nhà của cụ Háo.
Bức xúc trước việc bị mất nhà của cụ Háo, nhiều người dân địa phương đồng ký tên giúp cụ tố giác người giúp việc. Ảnh: Tấn Lộc
Ngôi nhà ba tầng của cụ Háo bị làm thủ tục sang tên người khác mà cụ không hề hay biết. Ảnh: Tấn Lộc
Nhà 5 tỉ chỉ bán 500 triệu đồng
Theo hồ sơ của cơ quan chức năng, nhà, đất trên do cụ Lê Thị Háo cùng người em ruột là Lê Thị Chỉnh đồng đứng tên, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận vào năm 2001. Cách đây 10 năm, hai chị em cụ Háo cùng ra Phòng công chứng số 1 tỉnh Khánh Hòa lập di chúc để lại nhà, đất cho hai người cháu ruột. Năm 2012, khi cụ Chỉnh qua đời, nội dung di chúc của cụ Chỉnh có hiệu lực.
Sau khi bà T. thừa nhận hành vi, những người thân cụ Háo truy tìm, phát hiện nhiều văn bản liên quan đến việc chuyển dịch nhà, đất trên được làm một cách đáng ngờ. Trong đó, một số giấy tờ được công chứng tại một văn phòng công chứng ở TP Nha Trang.
Đó là “văn bản khai nhận tài sản thừa kế” lập ngày 25-7, trong đó ghi cụ Háo là người thừa kế duy nhất của cụ Chỉnh với tài sản là ngôi nhà trên.
Chỉ ba ngày sau (28-7), UBND TP Nha Trang đã cấp giấy chứng nhận liên quan đến nhà, đất mang tên cụ Lê Thị Háo.
Cũng ngay trong ngày này, một “hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất” cũng được lập, thể hiện cụ Háo chuyển nhượng cho ông NHT với giá 500 triệu đồng (trong khi ngôi nhà trên hiện có giá thực tế trên dưới 5 tỉ đồng). Trong khi đó cụ Háo khẳng định không hề biết đến việc mua bán chuyển nhượng này.
Truy tìm hồ sơ lưu tại văn phòng công chứng trên, người thân cụ Háo còn phát hiện một bản di chúc mới được lập ngày 19-7. Tờ di chúc này có nội dung cụ Háo để lại toàn bộ tài sản là đất cùng ngôi nhà tại 18 Bạch Đằng cho... “cháu” là Trương Thị T. (tức người giúp việc). Văn bản này không ghi địa chỉ, chứng minh nhân dân của bà T..
Nội dung di chúc này cho rằng cụ Chỉnh không để lại di chúc, cụ Háo lập bản di chúc này vì “không biết sống chết lúc nào, sợ không kịp đến ngày nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên tôi”. Tuy nhiên, đến ngày 28-7, ngày làm hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất thì lại có văn bản hủy bỏ di chúc trên!
Ông Nguyễn Văn Nghị (một người thân của cụ Háo) phẫn nộ: “Họ lên kịch bản và chuẩn bị rất kỹ để lừa lấy ngôi nhà của cụ Háo. Nhưng họ đâu biết rằng từ năm 2006, hai chị em cụ Háo đã lập di chúc chuyển giao toàn bộ tài sản cho hai người cháu. Tôi tin những tình tiết này sẽ nhanh chóng giúp cơ quan công an tìm ra sự thật...”.
Pháp Luật TP.HCM sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.
Có dấu hiệu làm giấy tờ rất nhanh để hợp thức hóa lừa đảo Qua điều tra ban đầu cho thấy một số người đã câu kết, làm thủ tục, giấy tờ trong thời gian rất nhanh để hợp thức hóa việc lừa đảo chiếm đoạt ngôi nhà của cụ Háo. Cụ Háo đã già yếu, không đi lại được thì làm sao toàn bộ thủ tục, giấy tờ... chỉ trong ba ngày là xong. Mặt khác, hợp đồng ghi người mua nhà đã giao đủ tiền cho cụ Háo trong khi cụ không hề biết gì, vậy số tiền này đi đâu? Còn rất nhiều điều mờ ám, vô lý trong sự việc này. Chúng tôi sẽ điều tra làm rõ. Một cán bộ điều tra Công an TP Nha Trang |
Tác giả bài viết: Tấn Lộc