Cầm trong tay một loạt các bản hợp đồng với tổng số tiền 760 triệu đồng, chị Cao Thị Thảo (46 tuổi, trú xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết qua lời giới thiệu, chị bắt đầu tham gia đầu từ vào Công ty quảng cáo trực tuyến DDB (DDB) từ tháng 9/2015.
Chị Thảo kể, với lời chào mời hấp dẫn từ bạn bè và người thân, trung tuần tháng 9/2015, chị mua 2 gói (mỗi gói 12 triệu đồng) trong chương trình Click của công ty DDB. Sau 1 năm hết hạn hợp đồng, chị thu lại cả vốn lẫn lãi 42 triệu đồng. Thấy lãi xuất cao, công ty trả tiền lợi nhuận đều đặn hàng tháng qua tài khoản ngân hàng, chị Thảo tiếp tục mua thêm 2 gói chương trình Quảng cáo nhà hàng Rock với tổng số tiền 180 triệu đồng.
“Chương trình này phải lên trang Facebook của hệ thống nhà hàng Rốc like, chia sẻ hình ảnh mỗi ngày. Mỗi gói 20 triệu đồng, mỗi tháng tôi được trả 1,8 triệu đồng tiền lãi”, chị Thảo nói và cho biết từ tháng 9/2016 đến đầu năm 2017, chị đầu tư vào công ty DDB với tổng số tiền 760 triệu đồng. Mỗi tháng chị nhận được gần 47 triệu đồng tiền lãi.
Cũng từ lời mời tham gia đầu tư, bà Nguyễn Thị P. (60 tuổi, trú huyện Diễn Châu) nhờ người mua giúp 10 gói chương trình hỗ trợ viên (mỗi gõi 12 triệu đồng) của công ty DDB. Theo bà P., thấy nhiều người dân trong vùng tham gia gửi tiền đầu tư vào công ty này nên bà P. quyết định đầu tư thêm 720 triệu đồng. Tuy nhiên, chưa kịp thu hồi thì bỗng nhận được tin báo công ty này có dấu hiệu lừa đảo.
Theo chị Thảo, từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016, công ty DDB này thanh toán rất sòng phẳng tiền lãi suất hàng tháng cho người dân, mời nhiều người đi tham gia các cuộc hội thảo nên được rất nhiều người dân ủng hộ, gửi tiền đầu tư. Tuy nhiên, từ ngày 20/1 đến nay, các trang wed của công ty này bất ngờ dừng hoạt động, không thanh toán tiền cho người dân.
Quá lo lắng, chị Thảo cùng hàng chục hộ dân vào văn phòng của công ty này tại thành phố Vinh (Nghệ An) thì nhận được thông báo công ty DDB có dấu hiệu lừa đảo, giám đốc công ty đã bỏ trốn.
Theo những hộ dân nơi đây, tại các cuộc hội thảo ông Hoàng Văn Ngọc (44 tuổi, trú huyện Yên Thành) luôn giới thiệu mình là Giám đốc khu vực miền Trung của công ty DDB. “Không những giới thiệu mà ông Ngọc còn phát card visit chứng minh cho mọi người. Trong hợp đồng ông Ngọc cũng là người ký nhận người phụ trách nhưng giờ lại bảo tôi không phải giám đốc mà chỉ là người gửi tiền”, một người dân bức xúc cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, ông Ngọc cho rằng mình cũng chỉ là người bị hại. Nhận thấy gửi tiền đầu tư lãi xuất cao nên ông Ngọc giới thiệu cho một số người cùng tham gia vào. “Cái card visit kia là do công ty họ tự in rồi đưa cho tôi chứ tôi chẳng phải là giám đốc gì. Tôi cũng chỉ nghĩ có thì phát cho người dân họ cần gì họ liên hệ thôi”, ông Ngọc phân trần.
Theo ông Ngọc, công ty DDB có trụ sở tại quận 3 (TP.HCM) do bà Nguyễn Phạm Thị Hiền làm giám đốc. Khi thấy các trang wed đều dừng hoạt động, ông chủ công ty là người Đài Loan và bà Hiền cũng bống dưng mất tích, nhận thấy công ty này có dấu hiệu lừa đảo, ông Ngọc đã tập hợp đơn tố cáo của 144 người với tổng số tiền gần 50 tỷ đồng gửi đến các cơ quan chức năng.
Chị Thảo kể, với lời chào mời hấp dẫn từ bạn bè và người thân, trung tuần tháng 9/2015, chị mua 2 gói (mỗi gói 12 triệu đồng) trong chương trình Click của công ty DDB. Sau 1 năm hết hạn hợp đồng, chị thu lại cả vốn lẫn lãi 42 triệu đồng. Thấy lãi xuất cao, công ty trả tiền lợi nhuận đều đặn hàng tháng qua tài khoản ngân hàng, chị Thảo tiếp tục mua thêm 2 gói chương trình Quảng cáo nhà hàng Rock với tổng số tiền 180 triệu đồng.
“Chương trình này phải lên trang Facebook của hệ thống nhà hàng Rốc like, chia sẻ hình ảnh mỗi ngày. Mỗi gói 20 triệu đồng, mỗi tháng tôi được trả 1,8 triệu đồng tiền lãi”, chị Thảo nói và cho biết từ tháng 9/2016 đến đầu năm 2017, chị đầu tư vào công ty DDB với tổng số tiền 760 triệu đồng. Mỗi tháng chị nhận được gần 47 triệu đồng tiền lãi.
Cũng từ lời mời tham gia đầu tư, bà Nguyễn Thị P. (60 tuổi, trú huyện Diễn Châu) nhờ người mua giúp 10 gói chương trình hỗ trợ viên (mỗi gõi 12 triệu đồng) của công ty DDB. Theo bà P., thấy nhiều người dân trong vùng tham gia gửi tiền đầu tư vào công ty này nên bà P. quyết định đầu tư thêm 720 triệu đồng. Tuy nhiên, chưa kịp thu hồi thì bỗng nhận được tin báo công ty này có dấu hiệu lừa đảo.
Theo chị Thảo, từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016, công ty DDB này thanh toán rất sòng phẳng tiền lãi suất hàng tháng cho người dân, mời nhiều người đi tham gia các cuộc hội thảo nên được rất nhiều người dân ủng hộ, gửi tiền đầu tư. Tuy nhiên, từ ngày 20/1 đến nay, các trang wed của công ty này bất ngờ dừng hoạt động, không thanh toán tiền cho người dân.
Quá lo lắng, chị Thảo cùng hàng chục hộ dân vào văn phòng của công ty này tại thành phố Vinh (Nghệ An) thì nhận được thông báo công ty DDB có dấu hiệu lừa đảo, giám đốc công ty đã bỏ trốn.
Theo những hộ dân nơi đây, tại các cuộc hội thảo ông Hoàng Văn Ngọc (44 tuổi, trú huyện Yên Thành) luôn giới thiệu mình là Giám đốc khu vực miền Trung của công ty DDB. “Không những giới thiệu mà ông Ngọc còn phát card visit chứng minh cho mọi người. Trong hợp đồng ông Ngọc cũng là người ký nhận người phụ trách nhưng giờ lại bảo tôi không phải giám đốc mà chỉ là người gửi tiền”, một người dân bức xúc cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, ông Ngọc cho rằng mình cũng chỉ là người bị hại. Nhận thấy gửi tiền đầu tư lãi xuất cao nên ông Ngọc giới thiệu cho một số người cùng tham gia vào. “Cái card visit kia là do công ty họ tự in rồi đưa cho tôi chứ tôi chẳng phải là giám đốc gì. Tôi cũng chỉ nghĩ có thì phát cho người dân họ cần gì họ liên hệ thôi”, ông Ngọc phân trần.
Theo ông Ngọc, công ty DDB có trụ sở tại quận 3 (TP.HCM) do bà Nguyễn Phạm Thị Hiền làm giám đốc. Khi thấy các trang wed đều dừng hoạt động, ông chủ công ty là người Đài Loan và bà Hiền cũng bống dưng mất tích, nhận thấy công ty này có dấu hiệu lừa đảo, ông Ngọc đã tập hợp đơn tố cáo của 144 người với tổng số tiền gần 50 tỷ đồng gửi đến các cơ quan chức năng.
Tác giả bài viết: Khánh Trung
Nguồn tin: