Hình ảnh vốn là thứ để nghệ sĩ chưng diện ra với công chúng. Nói như NTK Minh Hạnh, hình ảnh của người nghệ sĩ trước công chúng phản ánh rõ sức ảnh hưởng, cách sống và tài năng của họ. Hơn ai hết, việc xây dựng hình ảnh, giữ gìn hình ảnh luôn được đặt lên hàng đầu với những ai muốn làm nghệ sĩ.
Khi game show bùng nổ kéo theo sức hút cuốn hầu hết giới nghệ sĩ Việt vào vòng xoáy của nó. Trên khắp các kênh sóng, game show giải trí thể hiện sức mạnh ‘kỳ tài’ với các giờ vàng. Tỷ suất người xem tăng đến đâu kéo theo tiền quảng cáo tăng tới đó. Sự nổi tiếng của giới nghệ sĩ bỗng trở thành công cụ kiếm tiền đắc lực của các nhà sản xuất.
Bên cạnh số ít những game show có giá trị về mặt nội dung, hầu hết các game show giải trí được ‘vẽ’ ra với đủ mọi chiêu trò, dưới muôn hình vạn trạng với mục đích thu hút khán giả bằng mọi cách. Giá trị giải thưởng lớn + nghệ sĩ nổi tiếng + chiêu trò mua vui = công thức vàng cho các game show lên phương án kịch bản. Nghệ sĩ và chiêu trò bỗng trở thành ‘cộng sự’ đắc lực của nhau trên sóng truyền hình.
Những nghệ sĩ đắt sô nhất là những cái tên giúp nhà sản xuất bán được giá quảng cáo đắt nhất.
Con số trên trời
Cát-xê của nghệ sĩ tham gia game show luôn được đặt câu hỏi và được săn đón như một thông tin ‘hot’. Dư luận từng xôn xao với mức cát-xê tiền tỷ của Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm khi ngồi ghế nóng chương trình The Voice (Giọng hát Việt). Theo đó, nhiều nguồn tin khẳng định, với việc ngồi ghế nóng The Voice, Đàm Vĩnh Hưng đã nhận thù lao 1 tỷ đồng.
Cùng với các cuộc thi hát, game show hài và game show giải trí đang thể hiện sức mạnh ưu thế trên các kênh sóng. ‘Giá sàn’ cho các nghệ sĩ hài rơi vào khoảng 100 triệu đồng cho mỗi tập phát sóng. Một game show kéo dài 14-15 tập, số tiền thù lao trả cho nghệ sĩ khoảng 1,5 tỷ đồng/game show. Riêng với những cái tên đắt sô như Trấn Thành, Trường Giang, Việt Hương… thường được săn đón với mức cát-xê hấp dẫn hơn để xuất hiện tràn ngập.
Khi game show Làng hài mở hội ấp ủ sản xuất, để thuyết phục Trấn Thành -Việt Hương, họ sẵn sàng trả cát-xê cao hơn giá sàn để có được cái gật đầu của 2 diễn viên. Một ngày Làng hài mở hội ghi hình 2 số, Trấn Thành - Việt Hương đã có thể "đút túi" vài trăm triệu đồng.
Dư luận từng truyền tai nhau những con số 2 tỷ đồng, 3 tỷ đồng để ‘đồn thổi’ về cát-xê của Hoài Linh khi tham gia game show. Trả lời về cát-xê, Hoài Linh đã chia sẻ: “Nếu tôi nhận tham gia một chương trình truyền hình thực tế, cát-xê cũng phải 3 tỷ thật, nhưng đó là 3 tỷ cho mấy chục số chứ đâu phải xuất hiện trên sân khấu là có 3 tỷ ngay”.
Với cát-xê 3 tỷ đồng/game show, Hoài Linh là nghệ sĩ có thu nhập cao nhất năm 2016 khi anh có mặt trên khắp các kênh sóng, với nhiều vai trò khác nhau.
Tuy nhiên, mỗi nghệ sĩ đến với game show có vị thế khác nhau, vai trò quan trọng khác nhau, và một mức giá khác nhau. Không phải nghệ sĩ nào đến với game show cũng ‘rủng rỉnh’, cũng phát tài. Khi Đại Nghĩa được mời thay thế Trấn Thành ở Làng hài mở hội, mức cát-xê dành cho anh đã khác hẳn.
Ngoài những nghệ sĩ đắt sô mang tính ‘trụ cột’ như Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang… số đông nghệ sĩ chỉ đến với game show dưới tư cách khách mời, người chơi trong các game show giải trí. Ở các game show giải trí, mức tiền thưởng được chia cho từng thử thách, nghệ sĩ vượt qua thử thách càng oái oăm sẽ càng được nhiều tiền.
Mức giá nào cho sự mua vui?
Nghệ sĩ khi tham gia các game show giải trí thường đơn giản nghĩ rằng, họ đến đó để chơi hết mình, để vui với khán giả. Không ít nghệ sĩ đã đến với khán giả từ truyền hình, đã nổi tiếng nhờ truyền hình và vẫn nuôi danh bằng truyền hình.
Game show vì thế vẫn được hầu hết giới nghệ sĩ Việt hào hứng tham gia. Họ không lường hết những tình huống mua vui, gây cười tưởng như vô hại đôi khi lại đặt hình ảnh người nghệ sĩ vào nghịch cảnh bi hài.
Họ có thể bỏ hàng chục nghìn USD mua váy áo hàng hiệu để được lộng lẫy trong phút chốc trên thảm đỏ, nhưng cũng có thể mặc lên người những chiếc áo xanh đỏ đứng như trời trồng trong game show để đồng nghiệp thi nhau ném bóng vào người, hòng lấy được tiếng cười khán giả.
Họ có thể mất nhiều giờ đồng hồ trang điểm để được đẹp nhất khi bước lên sân khấu, nhưng cũng có thể ngồi đập 30 quả trứng gà sống vào mặt vào tóc (càng nhanh càng tốt) trong một game show chỉ để không phải trả lời một câu hỏi mang tính kiến thức.
Cũng là họ - những nghệ sĩ đã phải tập cười, tập nói trước gương để khi đứng trước công chúng nói chuyện được duyên dáng, được ngợi khen - bỗng sẵn sàng gào khóc, la hét ồn ào trong một game show với đủ những trò chơi "ác".
Cái giá họ đã được trả là bao nhiêu để tự làm xấu hình ảnh của mình?
Hồng Nhung từng cho khán giả thấy chị khéo léo, duyên dáng như thế nào khi ngồi ghế huấn luyện viên The Voice. Mỹ Tâm đã chứng minh cô “vô duyên một cách đáng yêu” như thế nào khi tranh luận trên sóng truyền hình. Hoài Linh là một hình ảnh khiêm nhường, giản dị ở Ơn giời, cậu đây rồi!.
Nhưng cũng có một Trường Giang đang rơi vào lối mòn khi chiêu trò chính là “ôm hôn bạn diễn nữ” và mang những chuyện đời tư ra làm trò đùa. Cũng có một Trấn Thành luẩn quẩn, bấn loạn trong mối bòng bong giữa khả năng và sự quá tải. Và cũng có cả những nghệ sĩ không ngại biến mình trở nên lố bịch để mua vui.
Hình ảnh của người nghệ sĩ khi xuất hiện, lộng lẫy hay mặc áo chú hề xanh đỏ, trang trọng hay dùng vòng 3 làm vỡ bóng, bùng cháy với tài năng hay la hét thảm thiết trước những trò chơi - điều đó lẽ ra tùy thuộc hoàn toàn vào quyết định của người nghệ sĩ. Thế nhưng, nhiều nghệ sĩ đã để cho kịch bản của game show quyết định hình ảnh của mình. Khi đã "bán" hình ảnh, giá bao nhiêu cho vừa?
Trấn Thành, Việt Hương, Hoài Linh, Trường Giang từng được ví là bộ tứ quyền lực của game show hài truyền hình. Ảnh: NLĐ.
Khi game show bùng nổ kéo theo sức hút cuốn hầu hết giới nghệ sĩ Việt vào vòng xoáy của nó. Trên khắp các kênh sóng, game show giải trí thể hiện sức mạnh ‘kỳ tài’ với các giờ vàng. Tỷ suất người xem tăng đến đâu kéo theo tiền quảng cáo tăng tới đó. Sự nổi tiếng của giới nghệ sĩ bỗng trở thành công cụ kiếm tiền đắc lực của các nhà sản xuất.
Bên cạnh số ít những game show có giá trị về mặt nội dung, hầu hết các game show giải trí được ‘vẽ’ ra với đủ mọi chiêu trò, dưới muôn hình vạn trạng với mục đích thu hút khán giả bằng mọi cách. Giá trị giải thưởng lớn + nghệ sĩ nổi tiếng + chiêu trò mua vui = công thức vàng cho các game show lên phương án kịch bản. Nghệ sĩ và chiêu trò bỗng trở thành ‘cộng sự’ đắc lực của nhau trên sóng truyền hình.
Những nghệ sĩ đắt sô nhất là những cái tên giúp nhà sản xuất bán được giá quảng cáo đắt nhất.
Con số trên trời
Cát-xê của nghệ sĩ tham gia game show luôn được đặt câu hỏi và được săn đón như một thông tin ‘hot’. Dư luận từng xôn xao với mức cát-xê tiền tỷ của Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm khi ngồi ghế nóng chương trình The Voice (Giọng hát Việt). Theo đó, nhiều nguồn tin khẳng định, với việc ngồi ghế nóng The Voice, Đàm Vĩnh Hưng đã nhận thù lao 1 tỷ đồng.
Cùng với các cuộc thi hát, game show hài và game show giải trí đang thể hiện sức mạnh ưu thế trên các kênh sóng. ‘Giá sàn’ cho các nghệ sĩ hài rơi vào khoảng 100 triệu đồng cho mỗi tập phát sóng. Một game show kéo dài 14-15 tập, số tiền thù lao trả cho nghệ sĩ khoảng 1,5 tỷ đồng/game show. Riêng với những cái tên đắt sô như Trấn Thành, Trường Giang, Việt Hương… thường được săn đón với mức cát-xê hấp dẫn hơn để xuất hiện tràn ngập.
Khi game show Làng hài mở hội ấp ủ sản xuất, để thuyết phục Trấn Thành -Việt Hương, họ sẵn sàng trả cát-xê cao hơn giá sàn để có được cái gật đầu của 2 diễn viên. Một ngày Làng hài mở hội ghi hình 2 số, Trấn Thành - Việt Hương đã có thể "đút túi" vài trăm triệu đồng.
Làng hài mở hội đã không ngại chi mức cát-xê lớn cho Việt Hương - Trấn Thành. Ảnh: CTCC.
Hoài Linh thường được nhắc đến như một đẳng cấp khác biệt của làng hài. Hoài Linh được nể trọng về tài năng, được yêu mến bởi sự giản dị, gần gũi, và cũng là cái tên "khét tiếng" với những mức cát-xê trên trời.Dư luận từng truyền tai nhau những con số 2 tỷ đồng, 3 tỷ đồng để ‘đồn thổi’ về cát-xê của Hoài Linh khi tham gia game show. Trả lời về cát-xê, Hoài Linh đã chia sẻ: “Nếu tôi nhận tham gia một chương trình truyền hình thực tế, cát-xê cũng phải 3 tỷ thật, nhưng đó là 3 tỷ cho mấy chục số chứ đâu phải xuất hiện trên sân khấu là có 3 tỷ ngay”.
Với cát-xê 3 tỷ đồng/game show, Hoài Linh là nghệ sĩ có thu nhập cao nhất năm 2016 khi anh có mặt trên khắp các kênh sóng, với nhiều vai trò khác nhau.
Tuy nhiên, mỗi nghệ sĩ đến với game show có vị thế khác nhau, vai trò quan trọng khác nhau, và một mức giá khác nhau. Không phải nghệ sĩ nào đến với game show cũng ‘rủng rỉnh’, cũng phát tài. Khi Đại Nghĩa được mời thay thế Trấn Thành ở Làng hài mở hội, mức cát-xê dành cho anh đã khác hẳn.
Ngoài những nghệ sĩ đắt sô mang tính ‘trụ cột’ như Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang… số đông nghệ sĩ chỉ đến với game show dưới tư cách khách mời, người chơi trong các game show giải trí. Ở các game show giải trí, mức tiền thưởng được chia cho từng thử thách, nghệ sĩ vượt qua thử thách càng oái oăm sẽ càng được nhiều tiền.
Mức giá nào cho sự mua vui?
Nghệ sĩ khi tham gia các game show giải trí thường đơn giản nghĩ rằng, họ đến đó để chơi hết mình, để vui với khán giả. Không ít nghệ sĩ đã đến với khán giả từ truyền hình, đã nổi tiếng nhờ truyền hình và vẫn nuôi danh bằng truyền hình.
Game show vì thế vẫn được hầu hết giới nghệ sĩ Việt hào hứng tham gia. Họ không lường hết những tình huống mua vui, gây cười tưởng như vô hại đôi khi lại đặt hình ảnh người nghệ sĩ vào nghịch cảnh bi hài.
Hương Giang Idol tham gia Kỳ tài thách đấu. Ở chương trình này, Trấn Thành nói "Hương Giang sặc mùi silicon", Trường Giang nhắc đi nhắc lại nhiều lần chuyện nữ ca sĩ không thể sinh con. Ảnh: KTTĐ.
Những người nghệ sĩ, họ có thể phân vân, suy nghĩ trước một cảnh phim phản cảm nhưng lại sẵn sàng dùng ‘vòng 3’ và tư thế ngồi để làm vỡ quả bóng trong một game show trên truyền hình.Họ có thể bỏ hàng chục nghìn USD mua váy áo hàng hiệu để được lộng lẫy trong phút chốc trên thảm đỏ, nhưng cũng có thể mặc lên người những chiếc áo xanh đỏ đứng như trời trồng trong game show để đồng nghiệp thi nhau ném bóng vào người, hòng lấy được tiếng cười khán giả.
Họ có thể mất nhiều giờ đồng hồ trang điểm để được đẹp nhất khi bước lên sân khấu, nhưng cũng có thể ngồi đập 30 quả trứng gà sống vào mặt vào tóc (càng nhanh càng tốt) trong một game show chỉ để không phải trả lời một câu hỏi mang tính kiến thức.
Cũng là họ - những nghệ sĩ đã phải tập cười, tập nói trước gương để khi đứng trước công chúng nói chuyện được duyên dáng, được ngợi khen - bỗng sẵn sàng gào khóc, la hét ồn ào trong một game show với đủ những trò chơi "ác".
Cái giá họ đã được trả là bao nhiêu để tự làm xấu hình ảnh của mình?
Những thử thách gây phản cảm ở game show Ánh sáng hay Bóng tối. Ảnh: CTCC.
Khi xuất hiện trên truyền hình là xuất hiện trước hàng nghìn khán giả, thứ mà nghệ sĩ có thể mua được - bán được nhiều nhất ở game show có thể không phải tiền, mà chính là hình ảnh.Hồng Nhung từng cho khán giả thấy chị khéo léo, duyên dáng như thế nào khi ngồi ghế huấn luyện viên The Voice. Mỹ Tâm đã chứng minh cô “vô duyên một cách đáng yêu” như thế nào khi tranh luận trên sóng truyền hình. Hoài Linh là một hình ảnh khiêm nhường, giản dị ở Ơn giời, cậu đây rồi!.
Nhưng cũng có một Trường Giang đang rơi vào lối mòn khi chiêu trò chính là “ôm hôn bạn diễn nữ” và mang những chuyện đời tư ra làm trò đùa. Cũng có một Trấn Thành luẩn quẩn, bấn loạn trong mối bòng bong giữa khả năng và sự quá tải. Và cũng có cả những nghệ sĩ không ngại biến mình trở nên lố bịch để mua vui.
Hình ảnh của người nghệ sĩ khi xuất hiện, lộng lẫy hay mặc áo chú hề xanh đỏ, trang trọng hay dùng vòng 3 làm vỡ bóng, bùng cháy với tài năng hay la hét thảm thiết trước những trò chơi - điều đó lẽ ra tùy thuộc hoàn toàn vào quyết định của người nghệ sĩ. Thế nhưng, nhiều nghệ sĩ đã để cho kịch bản của game show quyết định hình ảnh của mình. Khi đã "bán" hình ảnh, giá bao nhiêu cho vừa?
Tác giả bài viết: H.H
Nguồn tin: