Đi tìm nguyên nhân khiến cây mía giảm năng suất và chất lượng, Viện trưởng Nghiên cứu mía đường Cao Anh Đương cho biết: Trước hết, do việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất tại các địa phương chậm và không đồng bộ.
Là đơn vị nòng cốt về nghiên cứu và chọn, tạo giống mía, từ năm 1986 đến nay, Viện đã đề nghị công nhận được 46 giống mía mới, nhưng hiện vẫn còn 34 giống lưu hành trong sản xuất, chiếm 62% diện tích mía cả nước. Năm năm gần đây, đã có 10 giống mía mới của Viện được công nhận, nhưng việc chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất chủ yếu lại do trung tâm khuyến nông và lực lượng nông vụ các nhà máy đường đảm nhận.
Hơn nữa, thời gian chọn tạo được một giống mía thường kéo dài từ 10 đến 14 năm, cho nên sau mỗi chu kỳ sản xuất từ ba đến năm năm, tỷ lệ giống mía mới được bổ sung vào cơ cấu giống rất hạn chế. Đặc biệt, các giống mía Việt Nam lai tạo trong nước chiếm tỷ lệ còn thấp, hiện mới chỉ đạt gần 2% diện tích mía trong sản xuất.
Việc kiểm soát về giống và chất lượng hom giống cũng còn nhiều hạn chế. Hằng năm, nhu cầu hom mía giống cung cấp cho việc trồng mới của khoảng một phần ba diện tích mía cả nước (gần 100 nghìn ha), nhưng vì chưa có hệ thống nhân giống sạch bệnh ba cấp, cho nên hầu hết nông dân trồng mía ở các vùng đều phải tự để giống.
Là đơn vị nòng cốt về nghiên cứu và chọn, tạo giống mía, từ năm 1986 đến nay, Viện đã đề nghị công nhận được 46 giống mía mới, nhưng hiện vẫn còn 34 giống lưu hành trong sản xuất, chiếm 62% diện tích mía cả nước. Năm năm gần đây, đã có 10 giống mía mới của Viện được công nhận, nhưng việc chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất chủ yếu lại do trung tâm khuyến nông và lực lượng nông vụ các nhà máy đường đảm nhận.
Hơn nữa, thời gian chọn tạo được một giống mía thường kéo dài từ 10 đến 14 năm, cho nên sau mỗi chu kỳ sản xuất từ ba đến năm năm, tỷ lệ giống mía mới được bổ sung vào cơ cấu giống rất hạn chế. Đặc biệt, các giống mía Việt Nam lai tạo trong nước chiếm tỷ lệ còn thấp, hiện mới chỉ đạt gần 2% diện tích mía trong sản xuất.
Việc kiểm soát về giống và chất lượng hom giống cũng còn nhiều hạn chế. Hằng năm, nhu cầu hom mía giống cung cấp cho việc trồng mới của khoảng một phần ba diện tích mía cả nước (gần 100 nghìn ha), nhưng vì chưa có hệ thống nhân giống sạch bệnh ba cấp, cho nên hầu hết nông dân trồng mía ở các vùng đều phải tự để giống.
Ruộng nhân giống mía cấp 3 giúp tăng năng suất, chất lượng mía. Ảnh minh họa
Cũng vì không có ruộng mía giống riêng, nên trong sản xuất, hom mía giống chủ yếu được lấy từ toàn thân cây mía nguyên liệu 6 đến 12 tháng tuổi, hoặc từ một phần ba đến một nửa thân cây từ ruộng mía nguyên liệu đang thu hoạch (hom bay ngọn). Do giống chưa được kiểm soát chất lượng, nên nguy cơ nhiễm sâu bệnh gây hại cao, nhất là các bệnh có nguy cơ lan truyền qua hom giống.
Đã có những vụ mía sâu bệnh gây hại trên diện rộng hàng nghìn ha, như bệnh chổi cỏ mía ở Nghệ An, bọ hung ở khu vực phía bắc, sâu đục thân ở Đông Nam Bộ… làm suy giảm năng suất, chất lượng mía qua các vụ thu hoạch từ 15 đến 30%.
Để cải thiện bài toán trên, dự án sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp để kiểm soát tốt các bệnh lây truyền qua hom giống, đặc biệt là bệnh chồi cỏ hại mía; nhân nhanh các giống mía tốt đã được khẳng định thông qua các khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm đồng ruộng tại Nghệ An để cung cấp cho các hộ nông dân trồng mía. Bởi vì, giống mía là khâu đầu tiên, tiền đề cơ bản nhất để thực hiện các biện pháp khoa học, kỹ thuật, canh tác trong quá trình đầu thâm canh tăng năng suất mía.
Để tăng sức canh tranh sản phẩm đường so với đường nhập từ các nước khi Việt Nam cam kết gia nhập WTO, TPP, tăng năng suất cho các hộ nông dân trồng mía trên vùng nguyên liệu, Công ty TNHH mía đường Nghệ An (NASU) xây dựng và triển khai đề án “Cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng mía NASU”, với nhiều nội dung.
Chính sách trồng mía trên các ruộng nhân giống cấp 3 ở vụ hè thu do NASU ban hành rất nhiều ưu đãi cho nông dân trồng mía: Được mua giống mía với rẻ, cho vay tiền chở mía giống từ các ruộng nhân giống NASU về trồng, hỗ trợ 4 triệu đồng/ha sau khi trồng mía. Thời gian trồng mía vụ hè kết thúc trước 20/7 để mía kịp sinh trưởng, phát triển bán giống vào vụ xuân năm sau.
Ông Cao Thanh Bình xã Nghĩa Mai, Nghĩa Đàn cho biết: Sau khi thu hoạch vụ dưa hấu vụ xuân hè, gia đình đã tiến hành thuê máy cày đất, nhận giống và bắt đầu trồng trên diện tích 1,5 ha. Chất lượng giống mía rất tốt, lóng mía to, dài, không lẫn tạp với các giống mía khác; sạch sâu bệnh. Sau khi đặt hom, mía được tưới đủ nước, chắc chắn sẽ nẩy mầm nhanh, đồng đều sau khi trồng. Tôi đã chuẩn bị thêm phân bón NPK15-7-15 để chăm sóc theo đúng quy trình nhà máy đã ban hành; đến vụ xuân sang năm năng suất mía có thể đạt 50-55 tấn/ha sau 9 tháng trồng, gia đình sẽ có thu nhập từ 60-70 triệu/ha từ tiền bán mía giống. Với cách làm này, đất được luân canh, bồi bổ lại các chất dinh dưỡng còn thiếu hụt sau nhiều năm trồng mía; gia đình lại có thêm thu nhập.
NASU tập trung đầu tư, phục tráng sản xuất mía trên các ruộng nhân giống cấp 1 và cấp 2; ruộng nhân giống mía cấp 3 sẽ gắn với vùng nguyên liệu, cánh đồng mía lớn để làm mô hình trình diễn, chuyển giao nhanh các giống mới vào sản xuất. Nông dân có thể tận dụng độ ẩm đất trồng mía kịp thời vụ, giảm chi phí giá mía giống. Để nhân nhanh các giống mía tốt, NASU tiếp tục đầu tư mua giống nuôi cấy mô từ Viện Di truyền Nông nghiệp, trồng tiếp 3.5 ha ruộng nhân giống mía cấp 1. Chỉ khi chủ động nguồn giống mía sạch bệnh, năng suất và chất lượng mía mới tăng nhanh…
Tác giả bài viết: Thái Hà (T/h)