Các đại biểu đã tham quan mô hình sản xuất hai giống lúa này tại Trại sản xuất giống Kim Liên (Nam Đàn) và xã Hưng Tiến (Hưng Nguyên).
Thực tế tại Trại sản xuất giống Kim Liên (Nam Đàn) và xã Hưng Tiến (Hưng Nguyên)
Qua đánh giá thực tế tại đồng ruộng cho thấy: Cả hai giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh ở mức khá tốt. Giống BT09 dự kiến cho năng suất từ 12,7- 17,2 tạ/ha; giống NA6 dự kiến cho năng suất từ 62,5- 73,5 tạ/ha. Ở vụ xuân năm nay, dự kiến năng suất của 180 ha giống lúa BT09 tại các địa phương đạt từ 58- 67 tạ/ha; 150 ha giống lúa VT- NA6 từ 73,84- 84,38 tạ/ha. Giống lúa VT-NA6 là giống lúa thuần do viện KHKT NN duyên hải Nam Trung Bộ lai tạo và chọn lọc, giống lúa BT-09 là giống lúa thuần do viện KHNN Việt Nam lai tạo.
Đánh giá về 2 giống lúa, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định: Ngoài sự vượt trội cả về năng suất và khả năng kháng sâu bệnh, giống lúa BT09 còn có khả năng chịu rét tốt trong vụ xuân và là giống lúa phù hợp cho vùng chạy lụt ở Miền Trung vì giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90- 95 ngày (Hè thu). Giống lúa VT NA6 có những phẩm chất tốt, tính thích ứng rộng trên nhiều chân đất, chịu thâm canh cao.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBBND tỉnh Đinh Viết Hồng giao Sở NN&PTNT trên cơ sở kết quả khảo nghiệm diện rộng, tiếp tục nghiên cứu để nếu thấy phù hợp thì đưa giống lúa BT 09 vào cơ cấu bộ giống lúa của tỉnh. Tổng công ty CP VTNN Nghệ An chọn lọc nhằm đảm bảo độ thuần của giống lúa; Đề nghị viện KHNN Việt Nam trình Bộ NN&PTNT công nhận chính thức giống lúa BT 09 để đưa vào bộ giống lúa của tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác để giống lúa này phát huy tốt nhất tiềm năng về năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Tác giả bài viết: Thúy Vinh