Mưa lũ cũng làm sập 9 ngôi nhà; 120 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng; gần 18.900 ngôi nhà bị ngập; 200 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 182 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Tại Quảng Bình: Nhiều tuyến liên xã, liên thôn vẫn còn ngập cục bộ tại các huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Quảng Ninh. Có 3 tàu cá nhỏ của ngư dân xã Quảng Phú bị chìm, 1 tàu cá 24CV của ngư dân xã Quảng Hải bị trôi, hiện tại đang tìm kiếm.
Tại Quảng Trị: Tàu ĐNa 0494 có 3 thuyền viên do hỏng máy không khắc phục được đang neo đậu cách bờ biển xã Hải Khê, huyện Hải Lăng 3,8 hải lý về phía đông đông nam. Do sóng to, gió lớn nên các phương tiện của Bộ đội biên phòng tỉnh không thể tiếp cận và ứng cứu được. Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã điều động tàu 902 của Bộ Tư lệnh vùng 2 cảnh sát biển xuất phát từ Cửa Đại, Quảng Nam lúc 12h30’ ngày 2/11 để ứng cứu người và tàu.
Tại Quảng Ngãi: 10 tuyến đường giao thông huyện miền núi Sơn Tây bị sạt lở 24 điểm, chiều dài sạt lở 5.200m
Tại TT Huế: Bờ biển đoạn qua các xã Quảng Công, huyện Quảng Điền; thôn An Dương và thôn Hòa Duân, xã Phú Thuận; xã Vinh Hải, Tư Hiền tiếp tục sạt lở nặng. Đường Hồ Chí Minh đã thông xe bước 1; QL 49, ĐT 49; ĐT 4 đã lưu thông cơ bản. Xã Đông Sơn, huyện A Lưới vẫn còn cô lập sự cố 2 cầu treo nối vào xã (01 cầu bị trôi, 01 cầu bị hỏng)
Tại Bình Định: 11 tuyến đường liên xã, liên thôn tại hai huyện miền núi Hoài Ân và Vĩnh Thạnh bị sạt lở, gây chia cắt: Huyện Vĩnh Thạnh có 9 điểm với 4 cầu bị cuốn trôi/xói lở nghiêm trọng, gây tắt đường; 12 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở. Tuyến đường Vĩnh Kim-Vĩnh Sơn, đường ven hồ Định Bình thuộc huyện Vĩnh Thạnh: bị sạt lở, chia cắt.
Tại Ninh Thuận: Đường ven biển đoạn Cà Ná đi Phước Dinh, huyện Thuận Nam có 4 điểm sạt lở rất nghiêm trọng và 24 điểm sạt lở nhỏ, đất đá sạt hết ra 2 bên lòng, lề đường. Tỉnh đã cấm ô tô lưu thông, đang xử lý.
Tỉnh Kon Tum: ĐT 676 từ huyện Kon Plông về 2 xã Đăk Đrinh và Đăk Nên bị chia cắt do cầu tràn trên suối Đăk Chờ bị ngập. Cả 2 xã vùng sâu bị cô lập hoàn toàn.
Cũng theo báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên, lũ hạ lưu sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum đang xuống; các sông ở Quảng Nam, từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai đang lên.
Tình trạng ngập lụt tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Đức Thọ (Hà Tĩnh); Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, Lệ Thủy (Quảng Bình); Cam Lộ (Quảng Trị) tiếp tục giảm dần.
Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Gia Lai, Kon Tum. Đặc biệt là các huyện Tây Giang, Đại Lộc (Quảng Nam); Sơn Tây, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Quy Nhơn (Bình Định); An Khê, Ayunpa, Manggiang, Phú Thiện, IaPa (Gia Lai); Sông Cầu, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy Hòa (Phú Yên).
Cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa trên địa bàn các tỉnh trên, đặc biệt là các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Gia Lai.
Tác giả bài viết: Khánh Hồng
Nguồn tin: