Mật lợn (hay mật heo) là một vị thuốc quý có tên Trư đởm. Trước đây người ta chỉ hay nhắc đến mật gấu, mật trăn, mật cá trắm chữa bệnh chứ không có nhiều người biết đến mật lợn. Tuy vậy, trong các bài thuốc cổ phương trị viêm xoang, viêm mũi, hiếm có loại mật nào sánh bằng mật lợn.
Thành phần của mật lợn có chứa các acid cholic, acid dehydrocholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirulin…Mật lợn có vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, sát khuẩn, thông đại tiện, kích thích tiêu hoá và bài tiết mật. Theo sách "Tuệ Tĩnh toàn tập”: có tới 10 bài thuốc sử dụng mật lợn.
Thành phần của mật lợn có chứa các acid cholic, acid dehydrocholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirulin…Mật lợn có vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, sát khuẩn, thông đại tiện, kích thích tiêu hoá và bài tiết mật. Theo sách "Tuệ Tĩnh toàn tập”: có tới 10 bài thuốc sử dụng mật lợn.
Mật lợn (hay mật heo) là một vị thuốc quý có tên Trư đởm.
Bài thuốc độc đáo chữa viêm xoang từ mật lợn
Trong các tài liệu cổ, mật lợn thường được dùng để chữa đau dạ dày, viêm đại tràng, vàng da, sỏi mật, viêm xoang viêm mũi mạn tính...Vị thuốc này không sử dụng riêng lẻ mà thường được kết hợp với các dược liệu khác vừa để tăng tác dụng vào tỳ vị, đồng thời làm tá dược kết dính mà không cần sử dụng đến các loại hóa chất khác.
Các thầy thuốc Đông Y đã kết hợp mật lợn với dược liệu hoắc hương để làm ra bài thuốc chữa xoang “Hoắc đởm hoàn”. Đây là bài thuốc cổ phương độc đáo tác động lên cơ thể bệnh nhân viêm mũi xoang theo cơ chế “Ôn bổ tỳ vị”, đồng thời giúp kháng khuẩn, chống nấm, thông sạch mủ trong hốc xoang ra ngoài.
Cách chế biến bài thuốc rất công phu giúp giữ được toàn bộ hoạt tính của 2 vị thuốc, nhờ đó đem lại hiệu quả điều trị rất đáng ngạc nhiên. Người ta lấy dịch mật lợn, lọc để loại sỏi, cô cách thủy hoặc sấy đến sền sệt (phải luôn giữ ở 60-70 độ C), nếu nhiệt độ cao mật dễ bị cháy. Thân và lá Hoắc hương rửa sạch, hong cho khô chứ không sấy rồi đem tán bột. Cứ 120g bột Hoắc hương trộn đều với Mật lợn đã chế biến, chia thành viên đều nhau. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước ấm. Dùng từ 2-4 tuần liên tục.
Bài thuốc khác
Chữa ho gà: Tán mịn cao mật lợn khô với tỷ lệ 20mg cao trộn với 1ml sirô. Ngày uống 3 lần. Trẻ dưới 1 tuổi: mỗi lần 1/2 thìa cà phê; 1-2 tuổi uống 1 thìa cà phê; 3 tuổi 1 thìa rưỡi; hơn 3 tuổi 2 thìa.
Chữa đại tiện táo: Bột cao mật lợn khô, tá dược vừa đủ, hoàn viên. Người lớn ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 0,3-0,6g. Nếu táo bón nhiều dùng ngày đầu 2g ngày, chia 2 lần rồi giảm dần.
Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng: cao mật lợn cô cách thủy, tá dược hoàn viên, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 0,5 - 1g, trước bữa ăn.
Dùng ngoài bôi vào vết thương
Chữa bỏng: Nước mật lợn để nguyên hoặc cô đặc phối hợp với hoàng bá (Nam dược thần hiệu).
Chữa nhọt độc: Nước mật lợn phối hợp với nghệ vàng hoặc gừng tươi.
Chữa vết thương phần mềm: Cao mật lợn phối hợp với củ hành tươi, tỏi, lá trầu không, lá ớt.
Thông đại tiện: Cao mật đặc với ít giấm đem thụt vào hậu môn.
Tác giả bài viết: Thu Thu (TH)
Nguồn tin: