Chị cứ “bóc” đi, để em giúp!
Facebook bấy lâu nay vẫn được ví như một ả luôn thích quản thúc mọi người. Lúc nào ả cũng hỏi "Bạn cảm thấy thế nào?", vô duyên không chịu được. Bây giờ, ả lại được mọc thêm lông thêm cánh, có thêm cái chức năng livestream để người dùng kết nối và thể hiện mình được dễ dàng hơn.
Nhưng đáng tiếc người dùng nó với mục đích tích cực và trong sáng thì ít, người lợi dụng nó để mưu cầu chuyện xấu thì nhiều! Như mới đây thôi, vụ vợ chồng một nàng hotgirl cãi nhau livestream cho dân tình vừa ăn bắp rang vừa xem còn chưa kịp nguội, lại “nổ” thêm cú “con dâu tương lai” livestream khóc lóc "bóc phốt" bố mẹ chồng vì không cho mình và con trai của ông bà làm đám cưới.
Làng trên xóm dưới bỗng nhiên được câu chuyện hay để bàn ra tán vào. Nàng dâu hụt được quả “phốt” to đùng khiến lượng theo dõi tăng đột biến gấp hơn ba chục lần. Gia thế nhà anh chồng bỗng dưng được đem ra soi dưới kính hiển vi, bao nhiêu của nả cũng bị cộng đồng mạng lần ra mà định giá cho bằng hết. Tự dưng lại nổi tiếng ầm ầm. Ơ, thế là có lợi quá ấy chứ! Cứ livestream chuyện nhà mình lên, chả được khối thứ ấy à? Chị em từ đấy có chuyện gì là lại mạnh dạn livestream, mang hết chuyện nhà ra ngõ "phơi sáng", những mong ngàn like triệu comment sẽ cứu rỗi được những trắc trở trong cuộc đời mình.
Livestream cuộc đời bạn ư? Cho xin đi, bạn đâu phải là Kim Kardashian!
Nếu bạn vẫn mang trong mình tư tưởng cứ livestream cho thiên hạ biết hết đi, thì quả là hết thuốc chữa. Thứ nhất, chẳng phải celeb hay sao xẹt gì, livestream lên được ủng hộ thì ít, nhận gạch đá thì nhiều. Đến celeb còn bị chê cho nát người kia kìa. Đâu phải cứ “phơi” hết ra là tốt. Thứ hai, dân tình giờ cũng tỉnh lắm. Bao giờ cũng nhìn bằng hai mắt, nghe bằng hai tai. Bạn livestream, chẳng nhẽ người khác không làm thế được? Bạn bóc phốt người nhà mình, người nhà chồng, anh chị em bạn bè… chả nhẽ người ta không làm được điều ngược lại? Ai chả có phốt. Có điều là có bị bóc hay không thôi, đừng quên điều đó.
Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường là chuyện không ai mong muốn. Mà dại nào cũng không dại bằng chuyện nhà mang bày ra ngõ.
Như nàng dâu hụt trong câu chuyện livestream cầu xin bố mẹ chồng cho cưới kia chẳng hạn.
Dại thứ nhất là chưa cưới chưa xin, đã lên mạng nói xấu bố mẹ chồng. Đến cả bà nội chồng cũng không tha. Thử hỏi đồng ý cho cưới, ai dám chắc sau này mỗi khi “trái gió trở trời”, nàng lại không vui mồm lên mạng livestream nói xấu người nhà chồng lần nữa?
Dại thứ hai là đã livestream ra điều tuyệt vọng lắm rồi, vẫn còn kịp kẻ mắt đen xì, make-up mượt mà rồi mới lên mạng khóc lóc. Hẳn mẹ chàng trai kia từ chối nhận chị làm dâu ắt có lí do.
Chưa kể gia đình chàng trai vốn có truyền thống gia giáo, chị con dâu hụt lại là học trò cũ của mẹ chàng trai nên chắc chắn bà có thể đọc vị được chị như cuốn sách mở chứ không mù mờ như con trai bà - một người mới nhìn thoáng qua đã thấy toát ra khí chất... yếu đuối. Người mẹ ấy (mà chắc chắn mẹ nào thì cũng thế thôi) chắc chắn muốn kiếm một người con dâu có bản lĩnh, tháo vát, chăm chỉ làm ăn để sau này tiếp quản cơ ngơi đồ sộ, chứ không phải oắt con học hành không ra đầu ra đũa hở cái là livestream nói xấu nhà chồng.
Facebook bấy lâu nay vẫn được ví như một ả luôn thích quản thúc mọi người. Lúc nào ả cũng hỏi "Bạn cảm thấy thế nào?", vô duyên không chịu được. Bây giờ, ả lại được mọc thêm lông thêm cánh, có thêm cái chức năng livestream để người dùng kết nối và thể hiện mình được dễ dàng hơn.
Nhưng đáng tiếc người dùng nó với mục đích tích cực và trong sáng thì ít, người lợi dụng nó để mưu cầu chuyện xấu thì nhiều! Như mới đây thôi, vụ vợ chồng một nàng hotgirl cãi nhau livestream cho dân tình vừa ăn bắp rang vừa xem còn chưa kịp nguội, lại “nổ” thêm cú “con dâu tương lai” livestream khóc lóc "bóc phốt" bố mẹ chồng vì không cho mình và con trai của ông bà làm đám cưới.
Cặp đôi đăng clip lên facebook "kêu cứu" vì bị gia đình dồn ép không cho cưới khiến dân mạng xôn xao những ngày qua.
Làng trên xóm dưới bỗng nhiên được câu chuyện hay để bàn ra tán vào. Nàng dâu hụt được quả “phốt” to đùng khiến lượng theo dõi tăng đột biến gấp hơn ba chục lần. Gia thế nhà anh chồng bỗng dưng được đem ra soi dưới kính hiển vi, bao nhiêu của nả cũng bị cộng đồng mạng lần ra mà định giá cho bằng hết. Tự dưng lại nổi tiếng ầm ầm. Ơ, thế là có lợi quá ấy chứ! Cứ livestream chuyện nhà mình lên, chả được khối thứ ấy à? Chị em từ đấy có chuyện gì là lại mạnh dạn livestream, mang hết chuyện nhà ra ngõ "phơi sáng", những mong ngàn like triệu comment sẽ cứu rỗi được những trắc trở trong cuộc đời mình.
Livestream cuộc đời bạn ư? Cho xin đi, bạn đâu phải là Kim Kardashian!
Nếu bạn vẫn mang trong mình tư tưởng cứ livestream cho thiên hạ biết hết đi, thì quả là hết thuốc chữa. Thứ nhất, chẳng phải celeb hay sao xẹt gì, livestream lên được ủng hộ thì ít, nhận gạch đá thì nhiều. Đến celeb còn bị chê cho nát người kia kìa. Đâu phải cứ “phơi” hết ra là tốt. Thứ hai, dân tình giờ cũng tỉnh lắm. Bao giờ cũng nhìn bằng hai mắt, nghe bằng hai tai. Bạn livestream, chẳng nhẽ người khác không làm thế được? Bạn bóc phốt người nhà mình, người nhà chồng, anh chị em bạn bè… chả nhẽ người ta không làm được điều ngược lại? Ai chả có phốt. Có điều là có bị bóc hay không thôi, đừng quên điều đó.
Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường là chuyện không ai mong muốn. Mà dại nào cũng không dại bằng chuyện nhà mang bày ra ngõ.
Như nàng dâu hụt trong câu chuyện livestream cầu xin bố mẹ chồng cho cưới kia chẳng hạn.
Dại thứ nhất là chưa cưới chưa xin, đã lên mạng nói xấu bố mẹ chồng. Đến cả bà nội chồng cũng không tha. Thử hỏi đồng ý cho cưới, ai dám chắc sau này mỗi khi “trái gió trở trời”, nàng lại không vui mồm lên mạng livestream nói xấu người nhà chồng lần nữa?
Dại thứ hai là đã livestream ra điều tuyệt vọng lắm rồi, vẫn còn kịp kẻ mắt đen xì, make-up mượt mà rồi mới lên mạng khóc lóc. Hẳn mẹ chàng trai kia từ chối nhận chị làm dâu ắt có lí do.
Chưa kể gia đình chàng trai vốn có truyền thống gia giáo, chị con dâu hụt lại là học trò cũ của mẹ chàng trai nên chắc chắn bà có thể đọc vị được chị như cuốn sách mở chứ không mù mờ như con trai bà - một người mới nhìn thoáng qua đã thấy toát ra khí chất... yếu đuối. Người mẹ ấy (mà chắc chắn mẹ nào thì cũng thế thôi) chắc chắn muốn kiếm một người con dâu có bản lĩnh, tháo vát, chăm chỉ làm ăn để sau này tiếp quản cơ ngơi đồ sộ, chứ không phải oắt con học hành không ra đầu ra đũa hở cái là livestream nói xấu nhà chồng.
Chàng trai và cô gái đều livestream để nói về những ồn ào xoay quanh chuyện tình cảm của cả hai.
Nếu như nàng con dâu hụt kia không mang chuyện nhà làm ầm ĩ lên mạng xã hội, khiến chồng rồi bố chồng cũng phải lập cập lên tiếng phân bua, thì có lẽ mọi sự đã khác. Nếu cùng ngồi nói chuyện dứt khoát với cha mẹ, thoả thuận về tương lai, vừa giữ cho chồng trọn đạo làm con, vừa giữ cho mình đúng phép tắc lễ nghĩa trước mặt cha mẹ chồng tương lai, có thể mọi sự đã không ầm ĩ đến nỗi mất mặt cả gia đình và nổi tiếng khắp làng trên xóm dưới.
Nhưng KHÔNG. Nàng không chọn cách dài dòng ấy. Nàng lên mạng khóc như mưa như gió mong được cả làng thương xót. Hiệu ứng tốt. Cho cưới hay không chưa cần biết. Giờ đăng kí rồi lại lòi ra chuyện nàng đã có bầu. Chuyện trong nhà nàng giờ chẳng khác nào một bộ phim truyền hình dài tập mà dân tình đang rất háo hức hóng diễn biến tiếp theo.
Giá như phụ nữ như nàng biết về cái gọi là hiệu ứng hộp quà. Những giấy bọc, những hộp vuông vắn, xinh đẹp khiến người ta luôn tò mò xem bên trong nó là thứ gì. Vì thế mà những thứ bên trong trở nên có giá trị hơn gấp bội. Đó. Cái gì bí mật, khó đoán, càng ít người biết sẽ càng được tôn trọng nâng niu. Chứ không phải cứ xé hết ra, khoe hết ra sẽ là một nước cờ xuất chúng.
Sống kín đáo một tí, giữ cho chuyện trong nhà kín kẽ bằng mọi giá mới là cách xử sự của đàn bà khôn ngoan.
Trả lại sự trong sạch và yên ổn cho facebook đi, các chị à!
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Tác giả bài viết: M.S
Nguồn tin: