Mận chứa protein; carbohydrat; chất xơ; canxi; sắt; photpho; kali; natri; đồng; magie; kẽm selen; vitamin A, B1, B2, B6, C, E, biotin, carotene... Với tính năng bổ âm, sinh tân chỉ khát, mận phòng chữa hiệu quả nhiều bệnh do nhiệt tà gây nên. Các bộ phận của cây mận đều được dùng chữa bệnh.
Mận giúp nhuận phế hoá đàm, thích hợp với người viêm phế quản.
Mận giúp nhuận phế hoá đàm, thích hợp với người viêm phế quản.
Thịt quả mận: vị chua chát, tính bình. Tác dụng sinh tân, chỉ khát, chữa âm hư nội nhiệt. Dùng chữa các chứng bệnh:
Miệng môi khô khát: ăn quả tươi chín hoặc ép lấy nước uống.
Đau xương khớp: mỗi ngày ăn khoảng 20g. Lấy thịt mận chín ép lấy nước uống.
Ngộ độc rượu: uống nước mận tươi, mận khô thì sắc lấy nước.
Nhuận phế, hóa đàm, viêm phế quản mạn, viêm họng mạn: quả mận chín bỏ hột 250g, thịt lợn nạc 500g, thêm gia vị, đun nhỏ lửa, chín nhừ ăn.
Thận suy mỏi lưng gối: mận khô nấu cháo bầu dục lợn.
Trẻ chân yếu chậm biết đi: ăn mận chín ngày vài quả lúc no hoặc ninh với chân gà để ăn với cơm hoặc nấu cháo (chân gà bóc sạch da, ninh xong bỏ xương, lấy gân chín nhừ. Tránh gây hóc cho trẻ).
Lưu ý: Để có dùng lúc trái mùa nên làm mận khô, mứt mận các loại mận muối, sirô mận, rượu mận, tương mận.
Nhân hạt mận: cho vị thuốc uất lý nhân. Vị đắng, tính bình, nhuận tràng hoạt huyết, lợi tiểu,.. Dùng chữa các chứng:
Ứ huyết, ứ nước (phù thũng) nhức xương: nhân hạt 12g mận, sắc uống.
Da mặt có nám, nốt đen: hạt mận bỏ vỏ nghiền nhuyễn trộn đều với lòng trắng trứng gà. Bôi lên chỗ nám, nốt đen trước khi đi ngủ. Sáng dậy rửa sạch. Kiên trì làm một thời gian.
Nhuận tràng thông tiện, chữa đại tiện táo: dùng bài Ngũ nhân hoàn: uất lý nhân, hạnh nhân, bá tử nhân, mỗi thứ đều 12g; tùng tử nhân, đào nhân, trần bì, mỗi thứ 8g. Các vị nghiền nát, luyện mật làm viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, uống với nước sôi để ấm.
Lợi niệu tiêu thũng: uất lý nhân 12g, ý dĩ nhân 12g, phục linh 8g, hoạt thạch 20g. Sắc uống chữa cước khí, thủy thũng, đầy bụng, đại tiểu tiện bí.
Lá mận: vị ngọt, chua, tính bình, tính hàn.
Chữa trẻ sốt cao co giật: lá mận 20-30g, sắc uống.
Vỏ thân cây mận lớp trắng:
Chữa tả lỵ, khí hư: 20-30g, sắc uống. Hoặc dùng nước sắc ngậm chữa đau răng, rửa vết thương lở loét chóng lành.
Rễ mận: tính hàn. Chữa đau răng: 20-30g rễ sắc ngậm.
Hoa mận: chữa tàn nhang, nhám đen: Hoa nghiền nát nhuyễn xoa xát lên chỗ da bị bệnh.
Kiêng kỵ: Hạn chế ăn mận còn xanh quá chát. Ăn mận xong không uống nhiều nước vì sẽ gây đại tiện lỏng. Người bị thừa toan ăn hạn chế. Ăn nhiều hại răng, dạ dày, sinh đờm. Không ăn cùng mật ong, thịt chim sẻ. Người có thai không dùng hạt mận. Cần phân biệt với mận rừng, còn có tên táo rừng, bút mèo. Là cây bụi, quả có độc. Theo sách xưa, nếu mận có vị đắng và thả vào nước không chìm (nổi) là có độc.
Tác giả bài viết: BS. Phó Thuần Hương