Thế giới

Lời nguyền tháng 8 đang ứng nghiệm trên Ukraine?

Có một câu hỏi được đặt ra là liệu Nga có tiến hành hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine hay không?

Tờ Pravda của Nga mới đây đăng tải bài bình luận cho rằng tháng 8 là tháng gắn liền với một loạt các biến động quan trọng trong khu vực Đông Âu như một lời nguyền xấu.

Đó là thời điểm diễn ra cuộc nổi dậy năm 1991, cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai, thảm họa tàu ngầm Kursk năm 2000, cuộc chiến tranh ngắn ngày tại Gruzia năm 2008. Liệu lời nguyền này có linh ứng với Ukraine trong tháng 8/2016?

Putin cam kết sẽ đáp trả

Ảnh Pravda.


Sự tăng cường pháo kích vào khu vực Donetsk, bất ổn ở Debaltsevo, các nỗ lực ám sát nhà lãnh đạo của Cộng hòa Lugansk tự xưng và cuối cùng là cáo buộc tình báo Ukraine cố gắng đột nhập và phá hoại tình hình ở Crimea đã góp phần làm leo thang tình hình trong khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine.

Theo tuyên bố của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), vào đêm ngày 6 và rạng ngày 7/8, FSB đã phá vỡ một âm mưu lật đổ chính quyền Crimea của Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine. Kết quả của hoạt động này, 2 binh sĩ Nga đã thiệt mạng.

Theo tờ Pravda, động thái này cho thấy Kiev đã quyết định chuyển từ các mối đe dọa bằng lời sang hoạt động quân sự chống lại Nga.

Tờ Pravda tin rằng chắc chắn Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đứng đằng sau hoạt động trên với mục đích thứ nhất là đe dọa. Thứ hai là nỗ lực để hồi sinh quan hệ Ukraine với phương Tây. Thứ ba là mong muốn đem đến một làn gió mới cho chủ nghĩa yêu nước – yếu tố được xem là thành trì của chính phủ Kiev hiện nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả hành động của chính phủ Kiev là “ngu ngốc và là hành động tội phạm” và cho rằng Kiev một lần nữa chứng minh rằng họ “không muốn giải quyết vấn đề thông qua đàm phán”. Ông Putin cũng cam kết sẽ “không bỏ qua vụ việc”.

Ngay sau đó, ông Putin bắt đầu thực hiện lời hứa của mình. Về ngoại giao, nhà lãnh đạo Nga đã hủy bỏ cuộc họp ở định dạng Normandy ở Bắc Kinh trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20. Giới chức Nga sau đó cũng cảnh báo về khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine.

Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi được đặt ra là liệu Nga có tiến hành hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine hay không?

Nga có thể hành động quân sự thế nào ở Ukraine?

Ảnh Rian


Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của Crimea Remzi Ilyasov đúng mô tả sự xuất hiện của những kẻ phá hoại người Ukraine trên bán đảo là “tuyên bố chiến tranh trên nước Nga."

Nga có thể đáp lại động thái này bằng một cuộc tấn công tên lửa vào các căn cứ huấn luyện khủng bố (động thái phù hợp với khuôn khổ của Hiến chương Liên Hợp Quốc) hoặc một hoạt động mặt đất trên danh nghĩa giúp Ukraine lập lại hòa bình. Quân đội Nga có thể sẽ đến Kiev hoặc không đến. Nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời gian sẽ trả lời, Pravda bình luận.

Theo báo Nga, Kiev tất nhiên hy vọng rằng "cộng đồng quốc tế" sẽ bảo vệ quốc gia này tránh khỏi một kịch bản như vậy. Tuy nhiên, hy vọng này có thể sễ là vô vọng như trường hợp Gruzia năm 2008 khi Washington từng đã gật đầu cho Saakashvili bắt đầu bắn phá Tskhinvali và sau đó bỏ rơi họ. Lưu ý thêm rằng, Bộ Ngoại Mỹ đã từng tránh né đưa ra bình luận chính thức về sự kiện ngày ở Crimea ngày 6-8/8.

Hơn nữa, tình hình địa chính trị hiện nay không có lợi cho Ukraine. Các đối tác phương Đông và phương Tây đang mải giải quyết các rắc rối của chính họ như lo ngại về cuộc khủng hoảng người tị nạn mới do quan hệ với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ tan vỡ; làn sóng tấn công khủng bố tại châu Âu; sự gia tăng các đảng dân tộc và khủng bố, thánh chiến; nguy cơ sụp đổ của EU sau Brexit… Nước Mỹ đang bận chiến đấu với Donald Trump.

Trong thời gian gần đây, Nga đã tăng cường ảnh hưởng ở Syria, cải thiện quan hệ với Ankara, Baku, Tehran và Bắc Kinh, Serbia. Nga cũng đang giành được nhiều thiện cảm hơn ở các nước phương Tây khác. Do đó, phương Tây nghĩ rằng Nga không có lý do gì để tiến hành một hoạt động quân sự tại Ukraine.

Tuy nhiên, theo Pravda, Tổng thống Putin đã nhận ra rằng đây là thời điểm để làm rõ ràng vấn đề Ukraine: Một là các bên phải tuân thủ định dạng Normandy hoặc là Nga sẽ rời khỏi cam kết này.

Theo Leonid Kalashnikov, Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc hội về các vấn đề quốc tế, các bên cần phải hành động ngay lập tức để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine một cách hòa bình.

Ông cho biết, Nga đã cảnh báo và sẵn sàng hành động. Quân đội Nga luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Nếu lãnh thổ của Nga bị tấn công bởi vũ khí hạng nặng, Nga sẽ đáp trả nhanh chóng.

“Chúng tôi sẽ tiếp cận và tiêu diệt những kẻ khủng bố trong lãnh thổ của mình. Như chúng tôi đã nói, chúng tôi có thể sẽ làm họ tỉnh táo hơn", ông Leonid Kalashnikov nhấn mạnh và lưu ý thêm rằng sự do dự chỉ làm tình hình Ukraine mất ổn định hơn nữa.

Tác giả bài viết: Hoàng Hải

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP