Theo khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, hiện trên đảo Lý Sơn có hàng trăm địa điểm bán tỏi Lý Sơn nhưng rất nhiều nơi có giá chênh lệch khác nhau. Anh Nguyễn Văn Quang, một khách du lịch đến từ Đà Nẵng, cho biết ngày 23-8, anh đến Lý Sơn du lịch và mua ít tỏi nơi đây về làm quà.
“Khi chuẩn bị lên tàu, tôi ghé lại một vài địa điểm hỏi mua vài ký tỏi nhưng mỗi nơi nói một giá. Người thứ nhất ra giá 170.000 đồng/kg, người thứ hai nói 90.000 đồng/kg, một người khác lại bảo 120.000 đồng/kg và đều khẳng định tỏi Lý Sơn chính hiệu. Tôi thắc mắc tại sao cũng tỏi Lý Sơn nhưng lại có giá chênh lệch nhiều như vậy thì người bán không giải thích được và nói nếu khách mua được bên nào thì mua” - anh Quang kể.
Tỏi Lý Sơn đang bị ảnh hưởng vì nạn nhái thương hiệu
Bà Nguyễn Thị Thanh, một người chuyên kinh doanh tỏi Lý Sơn, cho biết sở dĩ có sự chênh lệch là do bị nhái thương hiệu bởi các loại tỏi trồng ở nơi khác như tỏi Ninh Hiển (Khánh Hòa) tràn về đây và bày bán như tỏi Lý Sơn. Về hình thức, tỏi Ninh Hiển và Lý Sơn cơ bản giống nhau, rất khó phân biệt.
Ngay cả rất nhiều người dân Lý Sơn cũng chưa chắc nhận ra được huống chi du khách. “Giá tỏi Lý Sơn hiện khoảng 160.000-170.000 đồng/kg (giá bán tại Lý Sơn), trong khi tỏi Ninh Hiển chỉ 50.000-60.000 đồng/kg. Bởi vậy mới có tình trạng giả thương hiệu tỏi Lý Sơn” - bà Thanh nói.
Theo ông Nguyễn Văn Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh và Chế biến hành tỏi Lý Sơn, tỏi giả thương hiệu Lý Sơn tràn lan hiện nay trên thị trường khiến hiệp hội rất đau đầu. Không chỉ ở đất liền, ngay tại Lý Sơn cũng có tình trạng thật giả lẫn lộn, từ tỏi trắng bình thường cho đến tỏi đen (loại tỏi đã qua chế biến, có giá trị kinh tế cao hơn tỏi trắng - PV) hoặc tỏi một (tỏi cô đơn) cũng bị làm giả.
“Vì rất khó phân biệt tỏi Lý Sơn với tỏi nhái thương hiệu nên chúng tôi cũng chưa có cách nào hướng dẫn người tiêu dùng tránh mua phải tỏi kém chất lượng. Theo tôi, người tiêu dùng nên đến các siêu thị hoặc những điểm bán lẻ tỏi Lý Sơn đã có uy tín hoặc có tem chống hàng giả của hiệp hội hành tỏi để mua, như thế có thể yên tâm hơn” - ông Định khuyên.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết mỗi năm, tỏi Lý Sơn chỉ được sản xuất một vụ nên không có chuyện quá nhiều ngoài thị trường như hiện nay. “Để giảm tình trạng nhái thương hiệu tỏi Lý Sơn, ngoài việc tuyên truyền, chúng tôi còn hỗ trợ cho các phương tiện tàu thuyền chở hàng hóa từ đất liền ra Lý Sơn mỗi năm 6 triệu đồng, yêu cầu không được chở tỏi từ các nơi khác về đảo, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, kể cả tàu cá. Bởi vậy, tình trạng tỏi nơi khác ồ ạt tràn về Lý Sơn giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, biện pháp trên chỉ áp dụng ở Lý Sơn, còn ở đất liền thì chúng tôi không dám chắc bởi ngoài tầm quản lý của huyện” - bà Hương thông tin.
“Khi chuẩn bị lên tàu, tôi ghé lại một vài địa điểm hỏi mua vài ký tỏi nhưng mỗi nơi nói một giá. Người thứ nhất ra giá 170.000 đồng/kg, người thứ hai nói 90.000 đồng/kg, một người khác lại bảo 120.000 đồng/kg và đều khẳng định tỏi Lý Sơn chính hiệu. Tôi thắc mắc tại sao cũng tỏi Lý Sơn nhưng lại có giá chênh lệch nhiều như vậy thì người bán không giải thích được và nói nếu khách mua được bên nào thì mua” - anh Quang kể.
Tỏi Lý Sơn đang bị ảnh hưởng vì nạn nhái thương hiệu
Bà Nguyễn Thị Thanh, một người chuyên kinh doanh tỏi Lý Sơn, cho biết sở dĩ có sự chênh lệch là do bị nhái thương hiệu bởi các loại tỏi trồng ở nơi khác như tỏi Ninh Hiển (Khánh Hòa) tràn về đây và bày bán như tỏi Lý Sơn. Về hình thức, tỏi Ninh Hiển và Lý Sơn cơ bản giống nhau, rất khó phân biệt.
Ngay cả rất nhiều người dân Lý Sơn cũng chưa chắc nhận ra được huống chi du khách. “Giá tỏi Lý Sơn hiện khoảng 160.000-170.000 đồng/kg (giá bán tại Lý Sơn), trong khi tỏi Ninh Hiển chỉ 50.000-60.000 đồng/kg. Bởi vậy mới có tình trạng giả thương hiệu tỏi Lý Sơn” - bà Thanh nói.
Theo ông Nguyễn Văn Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh và Chế biến hành tỏi Lý Sơn, tỏi giả thương hiệu Lý Sơn tràn lan hiện nay trên thị trường khiến hiệp hội rất đau đầu. Không chỉ ở đất liền, ngay tại Lý Sơn cũng có tình trạng thật giả lẫn lộn, từ tỏi trắng bình thường cho đến tỏi đen (loại tỏi đã qua chế biến, có giá trị kinh tế cao hơn tỏi trắng - PV) hoặc tỏi một (tỏi cô đơn) cũng bị làm giả.
“Vì rất khó phân biệt tỏi Lý Sơn với tỏi nhái thương hiệu nên chúng tôi cũng chưa có cách nào hướng dẫn người tiêu dùng tránh mua phải tỏi kém chất lượng. Theo tôi, người tiêu dùng nên đến các siêu thị hoặc những điểm bán lẻ tỏi Lý Sơn đã có uy tín hoặc có tem chống hàng giả của hiệp hội hành tỏi để mua, như thế có thể yên tâm hơn” - ông Định khuyên.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết mỗi năm, tỏi Lý Sơn chỉ được sản xuất một vụ nên không có chuyện quá nhiều ngoài thị trường như hiện nay. “Để giảm tình trạng nhái thương hiệu tỏi Lý Sơn, ngoài việc tuyên truyền, chúng tôi còn hỗ trợ cho các phương tiện tàu thuyền chở hàng hóa từ đất liền ra Lý Sơn mỗi năm 6 triệu đồng, yêu cầu không được chở tỏi từ các nơi khác về đảo, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, kể cả tàu cá. Bởi vậy, tình trạng tỏi nơi khác ồ ạt tràn về Lý Sơn giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, biện pháp trên chỉ áp dụng ở Lý Sơn, còn ở đất liền thì chúng tôi không dám chắc bởi ngoài tầm quản lý của huyện” - bà Hương thông tin.
Tác giả bài viết: Tử Trực