Chữa mụn và các vết thương mưng mủ
Mụn bọc, mụn đầu đinh hay các vết thương sưng tấy gây đau nhức, khó chịu. Thậm chí, nếu không xử lý kịp thời, đúng cách, chúng còn bị nhiễm trùng gây đau đớn gấp bội. Sử dụng lá bàng non có thể giúp chữa trị các vết thương mưng mủ.
Mụn bọc, mụn đầu đinh hay các vết thương sưng tấy gây đau nhức, khó chịu. Thậm chí, nếu không xử lý kịp thời, đúng cách, chúng còn bị nhiễm trùng gây đau đớn gấp bội. Sử dụng lá bàng non có thể giúp chữa trị các vết thương mưng mủ.
Sử dụng lá bàng non có thể giúp chữa trị các vết thương mưng mủ
Chuẩn bị: Một nắm lá và búp bàng non. Nên chọn lá và búp còn non hoặc bánh tẻ để đảm bảo có nhiều nhựa. Nếu chọn lá già, hiệu quả sẽ kém đi rất nhiều.
Cách làm: Lá và búp bàng rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi. Để nước nguội bớt, cho vết thương ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút. Chất tanin trong lá và búp bàng giúp sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài. Nếu vết thương ở nơi không thể ngâm được, giã nát lá và búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương.
Chữa nhiệt miệng và viêm loét
Nhiệt miệng hay viêm loét miệng là 1 chứng bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng. Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân như máu huyết nóng, bị nhiễm nấm, thiếu vitamin C, PP, sắt hoặc do một số chất hóa học trong kem đánh răng…
Cách chữa nhiệt miệng đơn giản là lấy lá bàng non, số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm. Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh.
Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước
Trong những ngày ngậm lá bàng, miệng răng sẽ bị vàng do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng gây vàng răng. Sau liệu trình điều trị hết nhiệt miệng sẽ khỏi.
Chữa sâu răng, viêm nướu
Chỉ cần ngậm nước lá bàng 2 lần/1 ngày có thể trị sạch sâu răng, nướu hết viêm, răng sẽ sạch mảng bám ố vàng trong 1 tuần áp dụng.
Cách làm: Lá bàng đem rửa sạch dưới vòi nước lạnh, để ráo nước. Cho lá bàng non đã ráo khô nước vào nồi. Bắc nồi lên bếp đun cho tới lúc sôi hẳn thì vặn nhỏ lửa đun thêm nửa tiếng, đến khi thấy thu được nước lá bàng khoảng chừng 1 bát con thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước ra bát để sử dụng và bỏ đi phần bã lá bàng.
Sử dụng bát nước lá bàng vừa nấu ngậm vào miệng rồi súc từ từ, sao cho phần nước bọt dần tiết ra để hòa quyện với nước lá bàng phát huy hiệu quả triệt để nhất. Nên sử dụng nước lá bàng để súc miệng hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Lá bàng có tính sát khuẩn cao từ đó có thể diệt sạch mọi vi khuẩn bên trong khoang miệng một cách triệt để nhất. Không những vậy, khi ngậm nước lá bàng, các chất tiết ra như 1 lớp màng bảo vệ răng. Các phần mảng bám, ố vàng cũng dần dần biến mất từ đó giúp nướu trở nên khỏe mạnh, hơi thở thơm tho, răng trắng sáng.
Tác giả bài viết: Thúy Nga (Tổng hợp)
Nguồn tin: