Qua theo dõi và tìm hiểu của chúng tôi ở một số địa điểm thường bắt gặp những trường hợp đó thì đa phần đó là những kỹ năng để người qua đường thấy thương tâm mà giúp đỡ.
Trẻ khuyết tật cũng bị lợi dụng
Cũng theo chia sẻ của một cháu bé trai khoảng 7 tuổi bán hàng rong tại khu vực Chùa Láng (thuộc quận Đống Đa, TP Hà Nội) trong hành trình của chúng tôi được biết: “Cháu đi bán hàng, phải biết mời khách như thế nào, mỗi một tuần cháu đến chỗ này đi một vòng hồ để bán”.
Để có được thông tin từ cháu bé này, chúng tôi đã mua giúp cháu một phong kẹo cao su với giá 20 ngàn đồng. Thấy cháu có vẻ bề ngoài nhỏ thó cứ nghĩ chỉ độ 5 tuổi nhưng hỏi ra mới biết cháu đã 7 tuổi. Hỏi về quê quán, như đã được dặn bảo trước cháu bé không nói bất cứ gì về vấn đề này.
Sau một hồi lâu tỉ tê, chúng tôi cũng được bé trai này nói cho biết về kỹ năng bán hàng của mình. Kỹ năng bán hàng, cháu được người ta dạy. Mỗi ngày làm việc của cháu từ sáng sớm cho đến đêm muộn. Mỗi địa điểm cháu được đưa đến chỉ đi một lượt, địa điểm bán chủ yếu là quán ăn, quán nước... Đây là những nơi thường có đông người.
Mọi kỹ nghệ chèo kéo khách mua đồ
Khi bước chân vào bán hàng ở mỗi địa điểm cháu bé sẽ đi lần lượt từng bàn, từng người một. Cháu cũng được trang bị mời chào người mua. Đối với thanh niên cháu sẽ mời kẹo cao su, người trung tuổi mời mua lót dày, bấm móng tay…
Ngoài ra, những đối tượng chăn dắt còn đào tạo cho những cô gái các kỹ năng như mồi chào khách. Nếu không mồi chào được thì sẽ tiến đến hôn vào mặt, nũng nịu theo kiểu tâm lý của người không bình thường…
Một cách khác chúng đào tạo cho người già là nếu khách không mua hàng thì mượn tạm đồ uống của khách. Bất kỳ người khách nào thấy phiền phức thì cũng sẽ cho tiền hoặc mua nhanh một món đồ nào đó.
Thường những tình huống này xảy ra ở các quán bia vỉa hè những khi đông khách, với chiêu nài nỉ “dai như đỉa đói” này được thực hiện đến khi khác đồng ý mua hàng thì những người bán hàng rong này mới chịu đi chỗ khác.
Địa điểm bán hàng rong chủ yếu là quán ăn, quán nước
Thế mới thấy, những thế lực đứng phía sau bằng nhiều thủ đoạn, họ đã buộc những người già và trẻ em đi xin, mang tiền về cho họ. Để kiếm nhiều tiền, họ đã bắt ép các cụ, các em đi xin nhiều giờ, đi nhiều nơi làm. Trong khi sức khỏe họ dần suy kiệt, chế độ ăn kham khổ, đối xử tàn tệ với chính những người đem lại lợi nhuận cho họ. Họ đã kiếm lợi trên sức lao động của những người già và trẻ em.
(Còn tiếp)
Tác giả bài viết: Nguyên Mạnh – Đào Sơn