Tôi là bác sĩ có tay nghề giỏi, năm nay đã lên hàng “băm” nên ba mẹ hối thúc tìm một người vợ để yên bề gia thất cho ông bà an tâm tuổi già. Thiệt tình mà nói con gái quanh tôi có rất nhiều, tiêu chuẩn cỡ nào cũng có và họ cũng rất quan tâm đến tôi, nhưng muốn tìm một người thật phù hợp với mình để dắt về trình diện ba mẹ không dễ chút nào. Chẳng hiểu sao từ khi gặp Hạnh- một bác sĩ mới được điều về bệnh viện nơi tôi công tác, tôi đã bị hút hồn bởi đôi mắt đẹp như biết nói của cô ta. Khi tiếp xúc tôi lại càng bị nàng lôi cuốn bởi vẻ đoan trang, thùy mị. Qua tìm hiểu tôi biết cô ấy hiện không có người yêu. Thế là tôi quyết tâm “cua” cô ấy, vậy mà bao nhiêu công sức tôi bỏ ra vẫn không làm con tim cô ấy rung động. Lần nào tôi ngỏ lời, cô ấy cũng bảo rất quý tôi nhưng chỉ xem tôi là người anh người đồng nghiệp.
Tính tôi xưa giờ ít có chịu bỏ cuộc giữa chừng khi chưa rõ nguyên nhân. Một hôm tôi mời Hạnh uống cà phê hỏi cho ra lẽ, tôi còn thiếu sót điều gì mà Hạnh không hề đoái hoài tới tình cảm tôi dành cho cô ấy. Cô ấy nói “Chỉ vì không có ý định lập gia đình”. Tôi cho rằng lý do này chưa thỏa đáng, gặng hỏi mãi cuối cùng cô ấy thú thật vì mặc cảm về gia đình mình.
Chuyện là, ngày trước mẹ cô ấy lên Sài Gòn bán hàng cho một gia đình giàu có, rồi cặp với người con trai đầu của gia đình đó, sinh ra hai chị em cô ấy. Gia đình bên nội không nhận mẹ cô ấy là dâu nhưng rất yêu quý 2 cháu nội. Năm lên cô 10, ba cô ấy cùng cả gia đình bên nội xuất cảnh, họ giao hết tài sản cho mẹ cô ấy để nuôi con. Ba hứa sau khi ổn định sẽ trở về nước tìm cách bảo lãnh cả nhà. Ba đi rồi, mẹ một nách hai con dại ở giữa phố thị chẳng biết làm sao xoay sở, nên quyết định bán hết nhà cửa của nội để lại, rồi về quê ngoại mua mảnh vườn xây nhà để ở vừa làm nông vừa buôn bán nhỏ.
Về quê được một vài tháng, mẹ cô có qua lại với một chú ở xã, bị vợ người đó phát hiện nhiều lần đến nhà đánh ghen gây náo loạn cả xóm. Hạnh lúc đó tuy còn nhỏ nhưng đã hiểu chút ít chuyện, nhiều lần khóc lóc khuyên mẹ đừng làm vậy mà hãy chờ ba về đón. Bà ngoại cũng khuyên, mẹ hãy làm người đàng hoàng để hai con gái của mẹ ngẩn cao đầu mà sống, chứ không phải xấu hổ với mọi người khi có một người mẹ như thế, nhưng mẹ chẳng nghe. Ít lâu sau chú kia ly dị vợ sang sống với mẹ, hai chị em cô ấy về ở với ngoại và các dì. Và cũng từ đó không hiểu vì sao cha cô không thư từ nữa, rồi dần dần mất luôn liên lạc.
Thời sinh viên cô yêu một anh học cùng lớp, anh ta cũng nói: “Chỉ biết cô ấy chứ không quan tâm xuất thân gia đình”. Vậy mà khi chuẩn bị tính chuyện cưới xin thì mẹ anh ấy không đồng ý, bởi theo bà: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng” sợ rồi đây cô sẽ giống mẹ.
Do vậy Hạnh không còn thiết tha với chuyện yêu đương nữa, vì nghĩ những người đến sau cũng sẽ “bỏ chạy” khi biết được gia cảnh của mình.
Tôi nói với Hạnh: “Anh chọn em là vì phẩm hạnh chứ không phải vì gia đình. Còn cha mẹ anh rất phóng khoáng, xưa giờ ông bà rất tôn trọng quyết quyết của con cái, miễn sao con cảm thấy hạnh phúc là ông bà vui rồi”. Tôi còn nói rõ: “Cưới gái chọn dòng là quan niệm vớ vẩn, cụ thể bên ngoại của em là gia đình gia giáo, vậy mẹ của em ảnh hưởng ai có cách sống vậy, cho nên em phải gạt bỏ suy nghĩ tự tị mặc cảm đó đi”. Cuối cùng cô xin tôi cho thêm thời gian để suy nghĩ. Mà đến nay gần nửa năm trôi qua, cô ấy vẫn chưa chịu gật đầu đồng ý, giờ tôi không biết phải thuyết phục sao cho cô ấy an tâm nữa. Không lẽ tôi đành bỏ cuộc?
Tính tôi xưa giờ ít có chịu bỏ cuộc giữa chừng khi chưa rõ nguyên nhân. Một hôm tôi mời Hạnh uống cà phê hỏi cho ra lẽ, tôi còn thiếu sót điều gì mà Hạnh không hề đoái hoài tới tình cảm tôi dành cho cô ấy. Cô ấy nói “Chỉ vì không có ý định lập gia đình”. Tôi cho rằng lý do này chưa thỏa đáng, gặng hỏi mãi cuối cùng cô ấy thú thật vì mặc cảm về gia đình mình.
Chuyện là, ngày trước mẹ cô ấy lên Sài Gòn bán hàng cho một gia đình giàu có, rồi cặp với người con trai đầu của gia đình đó, sinh ra hai chị em cô ấy. Gia đình bên nội không nhận mẹ cô ấy là dâu nhưng rất yêu quý 2 cháu nội. Năm lên cô 10, ba cô ấy cùng cả gia đình bên nội xuất cảnh, họ giao hết tài sản cho mẹ cô ấy để nuôi con. Ba hứa sau khi ổn định sẽ trở về nước tìm cách bảo lãnh cả nhà. Ba đi rồi, mẹ một nách hai con dại ở giữa phố thị chẳng biết làm sao xoay sở, nên quyết định bán hết nhà cửa của nội để lại, rồi về quê ngoại mua mảnh vườn xây nhà để ở vừa làm nông vừa buôn bán nhỏ.
Về quê được một vài tháng, mẹ cô có qua lại với một chú ở xã, bị vợ người đó phát hiện nhiều lần đến nhà đánh ghen gây náo loạn cả xóm. Hạnh lúc đó tuy còn nhỏ nhưng đã hiểu chút ít chuyện, nhiều lần khóc lóc khuyên mẹ đừng làm vậy mà hãy chờ ba về đón. Bà ngoại cũng khuyên, mẹ hãy làm người đàng hoàng để hai con gái của mẹ ngẩn cao đầu mà sống, chứ không phải xấu hổ với mọi người khi có một người mẹ như thế, nhưng mẹ chẳng nghe. Ít lâu sau chú kia ly dị vợ sang sống với mẹ, hai chị em cô ấy về ở với ngoại và các dì. Và cũng từ đó không hiểu vì sao cha cô không thư từ nữa, rồi dần dần mất luôn liên lạc.
Thời sinh viên cô yêu một anh học cùng lớp, anh ta cũng nói: “Chỉ biết cô ấy chứ không quan tâm xuất thân gia đình”. Vậy mà khi chuẩn bị tính chuyện cưới xin thì mẹ anh ấy không đồng ý, bởi theo bà: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng” sợ rồi đây cô sẽ giống mẹ.
Do vậy Hạnh không còn thiết tha với chuyện yêu đương nữa, vì nghĩ những người đến sau cũng sẽ “bỏ chạy” khi biết được gia cảnh của mình.
Tôi nói với Hạnh: “Anh chọn em là vì phẩm hạnh chứ không phải vì gia đình. Còn cha mẹ anh rất phóng khoáng, xưa giờ ông bà rất tôn trọng quyết quyết của con cái, miễn sao con cảm thấy hạnh phúc là ông bà vui rồi”. Tôi còn nói rõ: “Cưới gái chọn dòng là quan niệm vớ vẩn, cụ thể bên ngoại của em là gia đình gia giáo, vậy mẹ của em ảnh hưởng ai có cách sống vậy, cho nên em phải gạt bỏ suy nghĩ tự tị mặc cảm đó đi”. Cuối cùng cô xin tôi cho thêm thời gian để suy nghĩ. Mà đến nay gần nửa năm trôi qua, cô ấy vẫn chưa chịu gật đầu đồng ý, giờ tôi không biết phải thuyết phục sao cho cô ấy an tâm nữa. Không lẽ tôi đành bỏ cuộc?
Tác giả bài viết: Quan Ba
Nguồn tin: