Các khán đài lạnh ngắt đến đáng sợ
Trận tranh ngôi đầu bảng, cũng gần như là tranh ngôi vô địch giữa Hải Phòng và Hà Nội T&T trên sân Lạch Tray chỉ có 9.000 khán giả đến sân.
Sân Lạch Tray vốn là một trong những sân bóng cuồng nhiệt nhất V-League, vốn thường chật khán giả hồi đầu mùa (tức hơn 2 vạn người/trận). Đây cũng là một trong 10 sân vận động có lượng khán giả trung bình cao nhất ở các giải quốc nội tại Đông Nam Á năm ngoái. Thế nhưng, ở giai đoạn về lý thuyết là quyết liệt nhất của mùa bóng 2016, trong trận cầu của 2 đội đầu bảng thuộc vòng 20, sân Lạch Tray chưa lấp đầy một nửa số chỗ ngồi.
Sân Pleiku năm ngoái thường trận nào cũng đông khán giả, năm nay chính bầu Đức đã than người hâm mộ đã không còn đến xem HA Gia Lai của ông đá sân nhà nhiều như trước.
Trận tranh ngôi đầu bảng, cũng gần như là tranh ngôi vô địch giữa Hải Phòng và Hà Nội T&T trên sân Lạch Tray chỉ có 9.000 khán giả đến sân.
Sân Lạch Tray vốn là một trong những sân bóng cuồng nhiệt nhất V-League, vốn thường chật khán giả hồi đầu mùa (tức hơn 2 vạn người/trận). Đây cũng là một trong 10 sân vận động có lượng khán giả trung bình cao nhất ở các giải quốc nội tại Đông Nam Á năm ngoái. Thế nhưng, ở giai đoạn về lý thuyết là quyết liệt nhất của mùa bóng 2016, trong trận cầu của 2 đội đầu bảng thuộc vòng 20, sân Lạch Tray chưa lấp đầy một nửa số chỗ ngồi.
Sân Pleiku năm ngoái thường trận nào cũng đông khán giả, năm nay chính bầu Đức đã than người hâm mộ đã không còn đến xem HA Gia Lai của ông đá sân nhà nhiều như trước.
Các sân bóng tại V-League đang thưa thớt khán giả đến đáng sợ (ảnh: Trọng Vũ)
Các sân Thanh Hoá và Vinh cũng ở tình trạng tương tự. Riêng trận derby miền Trung giữa SL Nghệ An và Thanh Hoá cũng chỉ thu hút chừng 6.000 người, ở trận cầu mà Thanh Hoá đang tranh ngôi vô địch, có nghĩa là không thiếu quyết tâm.
Còn tại sân Thống Nhất, bất chấp mọi nỗ lực của đội chủ nhà Sài Gòn FC, mọi chiêu khuyến mãi của đội bóng trong tay bầu Hiển, như xem bóng đá trúng thưởng, ưu đãi thậm chí miễn phí vé cho các CĐV ruột ở khán đài B, sân vắng vẫn cứ vắng.
Trận Sài Gòn FC gặp Than Quảng Ninh (lại một ứng cử viên vô địch khác) tuần rồi, chỉ có... 2.000 người đến sân Thống Nhất, ngồi lọt thỏm giữa các khán đài lộng gió, vốn có sức chứa trên dưới 2 vạn.
Ở trận Sài Gòn FC - Than Quảng Ninh ở sân Thống Nhất, chỉ có 2.000 người xem. Quá chán với diễn biến dưới sân, khán giả 2 bên giao lưu với nhau ngay khi trận đấu vẫn đang diễn ra (ảnh: Trọng Vũ)
Số khán giả trung bình ở vòng đấu 20 là hơn 5.600/trận, con số giảm mạnh so với hơn 8.000 người/trận hồi đầu giải. Đấy là chưa đề cập đến chuyện những con số vừa nêu chỉ là thống kê của các giám sát trận đấu, vốn thường kê số khán giả cao hơn con số thực. Thực tế, lượng người xem trung bình có thể còn thấp hơn.
Báo động về chất lượng của V-League
Chất lượng ở đây bao gồm chất lượng chuyên môn, chất lượng trọng tài, chất lượng phục vụ, năng lực quản lý của nhà tổ chức... mà xét ở tiêu chí nào V-League cũng kém, cũng xuống cấp đáng báo động.
Công tác trọng tài, như đã nói, ngày càng kém. Thậm chí, thực tế là nhiều trọng tài thể hiện rằng họ không đủ năng lực, không xứng đáng đứng ở sân chơi chuyên nghiệp quốc nội. Những trọng tài này càng được tin dùng thì niềm tin của các đội bóng, của khán giả vào giới trọng tài nói riêng và giải đấu nói chung càng xuống thấp.
Rồi chuyện trọng tài yếu kém nhưng không được giải quyết tốt, không được chấn chỉnh hiệu quả, dẫn đến càng ngày trọng tài càng là nỗi ám ảnh lại chứng tỏ năng lực quản lý không tốt của nhà quản lý giải đấu.
V-League ngày càng nhiều các trận đấu có chất lượng chuyên môn thấp, dễ gây buồn ngủ cho người xem (ảnh: Trọng Vũ)
Chất lượng của V-League kém vì nhà tổ chức cứ để cho người xem sống mãi với cảm giác hoài nghi: Hoài nghi về những tiếng còi của trọng tài, hoài nghi về tính trung thực của các trận đấu, về tình trạng một hay một vài ông chủ thao túng cả V-League?
Khi người ta nhìn vào V-League với tâm trạng không biết các đội đá thật hay nhường nhịn nhau xuất phát từ thực tế “một ông chủ - nhiều đội bóng”, thì thử hỏi người ta có còn tin vào tính khách quan, thái độ phục vụ của các đội bóng hay không? Mà khi đã không tin, người ta đến sân để làm gì?
Chất lượng của V-League còn đáng báo động ở cơ sở vật chất xuống cấp của các sân bóng, nhất là sự xuống cấp của các công trình phụ, như nhà vệ sinh hiện là nỗi kinh hoàng với phụ nữ và trẻ em khi đi xem bóng đá.
So với việc đi xem các loại hình giải trí khác như ca nhạc, nghệ thuật, hoặc đến vui chơi tại các trung tâm thương mại, thì chất lượng phục vụ, chất lượng cơ sở vật chất ở các sân bóng đá là kém nhất, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Đến đây lại hỏi các ông chủ mỗi năm đầu tư nhiều chục tỷ đồng vào các đội bóng để làm gì và chi vào việc gì, mà không chú trọng đến nâng cấp khâu phục vụ người xem? Đến đây phải hỏi hơn chục năm qua người ta quản lý và khai thác V-League ở khía cạnh nào mà không quan tâm đến những vấn đề đấy?
Tác giả bài viết: Trọng Vũ