Giáo dục

Hơn 1 triệu thí sinh thi môn đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp

Sáng nay 27/6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước sẽ thi môn Ngữ văn - môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với thời gian làm bài 120 phút.

Đây là kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 với 2.323 điểm thi trên toàn quốc và 45.149 phòng thi, tăng 51 điểm thi so với năm 2023.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cũng được xác định là kỳ thi nhằm đến các mục tiêu: Xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương và cho phép các cơ sở đào tạo sử dụng kết quả thi để xét tuyển.

Lịch chi tiết Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Thí sinh là học sinh lớp 12 dự thi để xét tốt nghiệp sẽ phải thi 4 trong số 5 bài thi gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội.

Chiều 26/6, các thí sinh đã có mặt tại các điểm thi làm thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và học quy chế thi. Theo báo cáo nhanh của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đến làm thủ tục dự thi là 1.060.356, đạt tỷ lệ 98.96%.

Tổng số thí sinh không đến làm thủ tục dự thi là 11.037, chiếm tỷ lệ 1.04%. Buổi làm thủ tục dự thi diễn ra an toàn, trật tự, nghiêm túc, đúng quy chế. Một số thí sinh chưa đến làm thủ tục sẽ tiếp tục làm thủ tục vào đầu buổi sáng ngày 27/6.

Trong hướng dẫn về những điều học sinh cần lưu ý trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh việc thí sinh phải có mặt đúng giờ tại điểm thi theo đúng lịch các buổi thi. Nếu thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó và các buổi thi còn lại.

Khi đến đến điểm thi, thí sinh phải gửi các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi tại nơi đề vật dụng của thi sinh do điểm thi quy định. Trong đó, các vật dụng thí sinh được phép mang vào gồm: Bút viết, thước kẻ, bút chỉ; tấy chỉ, êke; thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình GDPT 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).

Các vật dụng cấm mang vào phòng thi gồm: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.

Sở GD&ĐT Hà Nội và các Sở GD&ĐT trên toàn quốc đặc biệt lưu ý, thí sinh cần nhận thức đúng về việc đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật"; nếu thí sinh cố tình sao chụp, phát tán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật" đối với đề thi của các bài thi, môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết 2/3 thời gian làm bài của bài thi tự luận. Mọi hành vi làm lộ, lọt để thì sẽ bị xử lý theo các quy định tại Luật bảo vệ bí mật nhà nước.

Khi nhận đề thì từ cán bộ coi thi, thí sinh phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ, phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 5 phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài, sau thời gian trên, thí sinh phải tự chịu trách nhiệm.

Với bài thì trắc nghiệm, thí sinh phải kiểm tra việc ghi và tô mã đề thi đảm bảo mã đề thi ghi và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm và mã đề thi ghi trên hai phiếu thu bài thi phải trùng với mã đề trên đề thi.

Thí sinh có trách nhiệm kiểm tra lại thông tin cá nhân trên giấy thi và phiếu trả lời trắc nghiệm đảm bảo thật chính xác, ghi số tờ đối với môn tự luận, mã đề thi đổi với môn trắc nghiệm và ký đủ vào 2 phiếu thu bài thi; chỉ ra khỏi phòng thi khi có sự cho phép của cán bộ coi thi.

Tác giả: Huyền Thanh

Nguồn tin: Báo Công an Nhân dân

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP