Phường Thạch Quý vốn nổi tiếng bởi có nghề trồng đào lâu năm. Và đó cũng một trong những nghề mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.
Những năm trước, vào khoảng thời gian này, người dân nơi đây đang tất bật, hối hả chăm sóc, thực hiện những bước cuối cùng để cho thu hoạch thì năm nay là một khung cảnh đìu hiu bao trùm lên mọi ngõ xóm.
Chỉ còn cách tết hơn 1 tháng nữa thì những vườn đào của các hộ dân nơi đây bất ngờ bị chết hàng loạt. Những người dân nơi đây cho biết, nguyên nhân có thể là do thời tiết năm nay mưa nhiều, dẫn tới bị úng nước.
Những năm trước, vào khoảng thời gian này, người dân nơi đây đang tất bật, hối hả chăm sóc, thực hiện những bước cuối cùng để cho thu hoạch thì năm nay là một khung cảnh đìu hiu bao trùm lên mọi ngõ xóm.
Chỉ còn cách tết hơn 1 tháng nữa thì những vườn đào của các hộ dân nơi đây bất ngờ bị chết hàng loạt. Những người dân nơi đây cho biết, nguyên nhân có thể là do thời tiết năm nay mưa nhiều, dẫn tới bị úng nước.
Ông Toàn với vẻ mặt buồn bã đang cố gắng chăm sóc những cây đào còn lại
Ông Nguyễn Khắc Toàn ( khối phố Trung Đình, phường Thạch Qúy) là một trong những hộ trồng đào có số lượng lớn vào hàng bậc nhất ở Thạch Quý hiện nay. Vườn đào của gia đình với quy mô trồng gần 1 nghìn gốc đào nhưng sau các đợt mưa lớn vừa qua đã khiến 600 gốc bị chết. Theo ước tính, gia đình ông đã mất trắng khoảng 150 triệu đồng.
“Tôi đã làm nghề này mấy chục năm nay nhưng chưa năm nào xảy ra tình trạng đào chết như năm nay. Đợt mưa lũ vừa qua, gia đình đã làm mương thoát nước, đắp đất trồng cao lên 50cm, nhưng đào vẫn bị chết vì ngập”.
“Những gốc đào nào còn sống, tôi đang cố gắng chăm bón, nhưng không biết sẽ như thế nào, còn những cây chết, giờ chỉ để làm củi. Năm nay thì xem như trắng tay. Chắc năm nay không có tết”.
Còn gia đình ông Trần Hữu Châu (phường Thạch Quý) năm nay trồng hơn 350 gốc đào. Trong đợt mưa lũ vừa qua khiến hơn 2/3 cây đào trong vườn nhà ông bị chết.
Sau một năm dày công chăm sóc, có nhiều gốc đào có tuổi thọ gần chục năm bất ngờ bị chết, khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh trắng tay
Ông Châu cho biết: “Tôi đã bén duyên với nghề cả hàng chục năm rồi. Đây là lần đầu tiên đào bị chết hàng loạt như thế này. Giờ nhìn cả vườn đào chết khô, tôi chả muốn làm gì nữa”.
“Trong đợt mưa lớn nhiều ngày vào tháng 11, mặc dù gia đình đã làm đủ mọi cách nhưng vẫn không tránh được ngập úng. Một gốc đào trị giá 3 triệu đồng của khách gửi nhờ gia đình ông chăm sóc cũng bị chết khô”, ông Châu cho biết thêm.
Ông Điện Văn Minh, Chủ tịch UBND phường Thạch Quý cho biết, nghề trồng đào Nhật Tân có từ năm 1995, do một người mang đào Nhật Tân từ miền Bắc về trồng. Sau khi nhận thấy nhu cầu sử dụng nhiều, phù hợp với đất trồng và thời tiết nên người dân bắt đầu phát triển mở rộng nghề trồng đào và đến nay đã gần 21 năm.
Hiện, trên địa bàn phường Thạch Quý có 35 hộ trồng đào với hơn 5.000 gốc. Đây cũng nghề cho thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Đợt mưa lũ vừa qua đã khiến những người trồng đào trên địa bàn gần như mất trắng.
Ông Minh cho biết: “Hiện tại chưa thể tính được chết bao nhiêu gốc vì đào giờ chết dần dần, không phải cùng lúc. Nhiều hộ gia đình đào đã chết sạch như vườn. Theo ước tính, hộ gia đình mất ít thì khoảng vài chục triệu đồng, còn hộ mất nhiều lên đến cả mấy trăm triệu đồng”.
“Năm nay là năm người trồng đào gặp vô vàn khó khăn, giờ họ đang cố phục hồi, chăm sóc những gốc đào còn sót lại. Nhưng nguy cơ số gốc còn sống sợ không nở đúng dịp và sẽ không được đẹp như những năm trước”, ông Minh cho biết.
Tác giả bài viết: Xuân Sinh
Nguồn tin: