► Công an 'sờ gáy' nhóm làm clip 'ra đường đốt bom'
Động cơ thực sự
Vụ mới đây nhất, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao (PC50), Công an TP.Hà Nội tạm giữ nhóm 5 người do Nguyễn Thanh Nam (SN 1994, quê Thái Bình) tổ chức, để điều tra về vụ thực hiện những màn dàn cảnh, giả đặt bom ở nơi đông người rồi quay clip phát tán trên mạng Internet.
Đến nay hành vi của nhóm Monster NTN do Nguyễn Thanh Nam làm trưởng nhóm đã được làm rõ. Công an cho rằng: “hành vi của nhóm thanh niên trên gây hoang mang dư luận cả nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự”. Tuy nhiên Công an TP.Hà Nội chưa thông tin chi tiết về việc xử lý nhóm thanh niên nói trên như thế nào?
Lời khai của Nam và những người bạn thể hiện, họ thực hiện các cảnh quay có kịch bản, bỏ chi phí ban đầu, thuê diễn viên quần chúng tham gia…Những cảnh quay được nhóm Monster NTN dựng thành clip hoàn chỉnh, đăng tải trên mạng Youtube và phát tán bằng nhiều cách trên mạng internet.
Mục đích cuối cùng của nhóm là thu hút lượt xem được dẫn đến kênh Youtube, từ đó thu tiền quảng cáo trên kênh. Đây vốn là cách kiếm tiền không lạ nhưng chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam.
Trước đây như VietNamNet đã từng thông tin về một vụ việc có tính chất tương tự diễn ra cuối tháng 3/2015. TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử, tuyên phạt Hoàng Hải Trai (SN 1988, quê Bắc Ninh) 1 năm tù về tội “khủng bố”.
Trai vốn là giám đốc công ty TNHH Beauty lashes, chuyên kinh doanh mặt hàng lông mi giả và dụng cụ bấm mi. Trai lập ra fanpage “Unofficial Big Bang”, tạm dịch là “một tiếng nổ lớn không chính thức”, hình ảnh giao diện tạo ra như 1 tổ chức huyền bí, khủng bố.
Để quảng cáo, thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình nhằm bán hàng hiệu quả, Trai đã lên kế hoạch tạo các thùng carton giả bom đặt ở hàng loạt địa điểm đông người ở Hà Nội và TP.HCM. Vụ việc được phát giác khi hàng loạt người ở TP.HCM phát hiện vật nghi là bom, khi đó tình hình báo động, các lực lượng công an, quân đội phải phong tỏa trên diện rộng, rà phá bom mìn nhưng kết cục không có gì.
Dù chỉ là màn giả tạo đặt bom, nhưng gây hoang mang trong nhân dân, cuối cùng giám đốc trẻ phải trả giá bằng bản án tù.
Qua các vụ việc trên có thể thấy, hành động của nhóm Monster, Hoàng Hải Trai không đơn thuần là “chơi lấy tiếng”, mà đều nhằm đến mục đích kiếm tiền. Đặc biệt trong thời đại công nghệ bùng phát, thế giới mạng phát triển khó kiểm soát, chiêu trò câu like được không ít người chú trọng thì họ kiếm tiền bất chấp thủ đoạn, mà không lượng trước hậu quả.
Dính tội “gây rối” hay “khủng bố”
Luật sư NguyễnThúy Lệ Huyền (đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, theo khoản 9 Điều 1 Thông tư liên tịch 06 năm 2012 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện KSND tối cao, TAND tối cao: “trường hợp nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà bịa đặt, cố ý loan truyền thông tin giả về khủng bố, ví dụ bịa đặt, cố ý loan truyền tin giả có chất nổ, bom trên tàu bay, tàu hỏa, về dịch bệnh nguy hiểm…thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “khủng bố” theo Điều 230a Bộ luật hình sự mà tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý theo quy định khác của pháp luật.”.
Bà Huyền phân tích, với việc mặc áo trắng, trùm khăn kín đầu, ôm vật giống thuốc nổ đặt hoặc quăng vào chỗ đông người, nhóm thanh niên ở Hà Nội đã làm nhiều người hốt hoảng lao thẳng ra đường đầy xe cộ…là có dấu hiệu của hành vi “gây rối trật tự công cộng”. Tùy mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS.
Cụ thể, người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm….
Còn luật sư Phạm Tấn Thuấn (cũng đoàn luật sư TP.HCM) thì, hành vi của nhóm có tên Monster NTN là hành vi “gây rối trật tự công cộng” chứ không phải là “khủng bố”.
“Nhóm thanh niên này lên kịch bản làm bom giả, thuê người đóng vai người khủng bố, người dân.... (tất cả là giả) để quay phim. Tất cả những người bị cho là hoảng sợ đều là đóng kịch. Không có ai là người ngoài bị bất ngờ, hoảng sợ”. Hành vi của nhóm thanh niên này tạo ra sự hoảng sợ ảo chứ không có thật và không có ai thật sự là nạn nhân’.
Luật sư Tấn Thuấn còn nhấn mạnh, “hành vi khủng bố ảo trên mạng này cũng đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ, gây bất ổn trật tự xã hội nên cần phải bị xử lý. Tùy tính chất vụ việc có thể xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo Điều 245 BLHS, tội “gây rối trật tự công cộng””.
Vị luật sư trên còn phân ích, nếu đặt trường hợp những người hoảng sợ không phải là người được thuê mướn để đóng kịch và là nạn nhân tự nhiên (tức người không biết trước kịch bản có bom giả) thì hành vi của nhóm thanh niên có thể bị xử lý theo tội “khủng bố” của Điều 230a BLHS.
Động cơ thực sự
Vụ mới đây nhất, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao (PC50), Công an TP.Hà Nội tạm giữ nhóm 5 người do Nguyễn Thanh Nam (SN 1994, quê Thái Bình) tổ chức, để điều tra về vụ thực hiện những màn dàn cảnh, giả đặt bom ở nơi đông người rồi quay clip phát tán trên mạng Internet.
Một cảnh giả đặt bom giữa nơi đông người do nhóm Monster NTN ở Hà Nội thực hiện (ảnh cắt từ clip)
Đến nay hành vi của nhóm Monster NTN do Nguyễn Thanh Nam làm trưởng nhóm đã được làm rõ. Công an cho rằng: “hành vi của nhóm thanh niên trên gây hoang mang dư luận cả nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự”. Tuy nhiên Công an TP.Hà Nội chưa thông tin chi tiết về việc xử lý nhóm thanh niên nói trên như thế nào?
Lời khai của Nam và những người bạn thể hiện, họ thực hiện các cảnh quay có kịch bản, bỏ chi phí ban đầu, thuê diễn viên quần chúng tham gia…Những cảnh quay được nhóm Monster NTN dựng thành clip hoàn chỉnh, đăng tải trên mạng Youtube và phát tán bằng nhiều cách trên mạng internet.
Mục đích cuối cùng của nhóm là thu hút lượt xem được dẫn đến kênh Youtube, từ đó thu tiền quảng cáo trên kênh. Đây vốn là cách kiếm tiền không lạ nhưng chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam.
Trước đây như VietNamNet đã từng thông tin về một vụ việc có tính chất tương tự diễn ra cuối tháng 3/2015. TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử, tuyên phạt Hoàng Hải Trai (SN 1988, quê Bắc Ninh) 1 năm tù về tội “khủng bố”.
Trai vốn là giám đốc công ty TNHH Beauty lashes, chuyên kinh doanh mặt hàng lông mi giả và dụng cụ bấm mi. Trai lập ra fanpage “Unofficial Big Bang”, tạm dịch là “một tiếng nổ lớn không chính thức”, hình ảnh giao diện tạo ra như 1 tổ chức huyền bí, khủng bố.
Để quảng cáo, thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình nhằm bán hàng hiệu quả, Trai đã lên kế hoạch tạo các thùng carton giả bom đặt ở hàng loạt địa điểm đông người ở Hà Nội và TP.HCM. Vụ việc được phát giác khi hàng loạt người ở TP.HCM phát hiện vật nghi là bom, khi đó tình hình báo động, các lực lượng công an, quân đội phải phong tỏa trên diện rộng, rà phá bom mìn nhưng kết cục không có gì.
Hoàng Hải Trai – giám đốc 1 doanh nghiệp từng trả giá bằng án tù khi tạo nhiều thùng carton giả là bom, đặt ở nơi đông người tại TP.HCM và Hà Nội
Dù chỉ là màn giả tạo đặt bom, nhưng gây hoang mang trong nhân dân, cuối cùng giám đốc trẻ phải trả giá bằng bản án tù.
Qua các vụ việc trên có thể thấy, hành động của nhóm Monster, Hoàng Hải Trai không đơn thuần là “chơi lấy tiếng”, mà đều nhằm đến mục đích kiếm tiền. Đặc biệt trong thời đại công nghệ bùng phát, thế giới mạng phát triển khó kiểm soát, chiêu trò câu like được không ít người chú trọng thì họ kiếm tiền bất chấp thủ đoạn, mà không lượng trước hậu quả.
Dính tội “gây rối” hay “khủng bố”
Luật sư NguyễnThúy Lệ Huyền (đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, theo khoản 9 Điều 1 Thông tư liên tịch 06 năm 2012 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện KSND tối cao, TAND tối cao: “trường hợp nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà bịa đặt, cố ý loan truyền thông tin giả về khủng bố, ví dụ bịa đặt, cố ý loan truyền tin giả có chất nổ, bom trên tàu bay, tàu hỏa, về dịch bệnh nguy hiểm…thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “khủng bố” theo Điều 230a Bộ luật hình sự mà tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý theo quy định khác của pháp luật.”.
Các thành viên nhóm Monster NTN bị công an tạm giữ để điều tra, xử lý
Bà Huyền phân tích, với việc mặc áo trắng, trùm khăn kín đầu, ôm vật giống thuốc nổ đặt hoặc quăng vào chỗ đông người, nhóm thanh niên ở Hà Nội đã làm nhiều người hốt hoảng lao thẳng ra đường đầy xe cộ…là có dấu hiệu của hành vi “gây rối trật tự công cộng”. Tùy mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS.
Cụ thể, người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm….
Còn luật sư Phạm Tấn Thuấn (cũng đoàn luật sư TP.HCM) thì, hành vi của nhóm có tên Monster NTN là hành vi “gây rối trật tự công cộng” chứ không phải là “khủng bố”.
“Nhóm thanh niên này lên kịch bản làm bom giả, thuê người đóng vai người khủng bố, người dân.... (tất cả là giả) để quay phim. Tất cả những người bị cho là hoảng sợ đều là đóng kịch. Không có ai là người ngoài bị bất ngờ, hoảng sợ”. Hành vi của nhóm thanh niên này tạo ra sự hoảng sợ ảo chứ không có thật và không có ai thật sự là nạn nhân’.
Luật sư Tấn Thuấn còn nhấn mạnh, “hành vi khủng bố ảo trên mạng này cũng đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ, gây bất ổn trật tự xã hội nên cần phải bị xử lý. Tùy tính chất vụ việc có thể xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo Điều 245 BLHS, tội “gây rối trật tự công cộng””.
Vị luật sư trên còn phân ích, nếu đặt trường hợp những người hoảng sợ không phải là người được thuê mướn để đóng kịch và là nạn nhân tự nhiên (tức người không biết trước kịch bản có bom giả) thì hành vi của nhóm thanh niên có thể bị xử lý theo tội “khủng bố” của Điều 230a BLHS.
Tác giả bài viết: Anh Sinh
Nguồn tin: