Mấy tháng trước, Thủy vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30. Ngay sau ngày sinh nhật, mẹ cô đã hằm hè: “Năm nay mày không "chốt" được mối nào thì cứ liệu mà xách quần áo ra đường ở!”.
Thủy vâng vâng dạ dạ vô cùng ngoan ngoãn. Và để hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao, cô nhận lời tham gia các buổi xem mắt mà người quen giới thiệu chẳng bỏ sót buổi nào. Thái độ tích cực của Thủy, dù chưa có thành quả, vẫn khiến mẹ cô khá hài lòng.
Mấy hôm trước, bạn học cũ của mẹ Thủy có giới thiệu cho cô một đối tượng khá có điều kiện. Thủy cũng đi gặp anh chàng ấy và thấy tương đối ổn sau khi hai bên đã tiếp xúc, trò chuyện. Tuy thái độ Thành đối với cô không quá nhiệt tình nhưng anh cư xử khá nhã nhặn, lịch thiệp, có chừng mực. Ở cái tuổi của cô, đào đâu ra một tình yêu mãnh liệt nồng cháy nữa mà mơ! Mẹ cô nghe chuyện thì mừng như trúng số độc đắc, đã bắt đầu giở lịch xem ngày nào đẹp. Dường như bà chỉ mong tống tiễn cô ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt thì phải.
Cuối tuần này, Thành lại hẹn Thủy đi chơi. Ngồi trong quán café, Thành cười nói: “Bố mẹ anh đã muốn đi xem ngày đẹp rồi đấy!”. Thủy bật cười, nghĩ tới bố mẹ mình ở nhà, đúng là người cần lo chưa lo, người không cần lo thì đã sốt vó lên.
“Hôm nay cũng muốn bàn bạc với em một chút”, Thành tiếp tục, vẻ mặt bỗng nghiêm túc hẳn lên – “Nếu em đồng ý thì anh sẽ về bảo bố mẹ sang nhà bàn chuyện luôn. Cứ dạm ngõ đã nhỉ, còn ngày chính thức thì các cụ tự bàn với nhau, chuyện ấy mình không cần lo!”.
Thủy nghe vậy thì hơi xấu hổ, chỉ “dạ” nhỏ một tiếng coi như đồng ý. Ngần này tuổi, chẳng lẽ cô còn muốn yêu đương dông dài tới bao giờ, rồi nhỡ không lấy được nhau thì biết làm sao? Thôi thì quyết nhanh, cứ người tốt và có thành ý xây dựng gia đình chung là sẽ chung sống vui vẻ với nhau thôi, mẹ cô cũng bảo vậy.
“Vấn đề kinh tế trong hôn nhân anh thấy phức tạp mà mệt mỏi nhất đấy, vì thế chúng mình cứ rõ ràng từ đầu cho dễ nhé!”, Thành cất tiếng. Thủy ngước mắt nhìn người đàn ông có thể được coi là chồng tương lai của mình, dịu dàng đáp: “Vâng, anh nói đi!”.
“Thế này nhé, chi phí cho đám cưới sẽ do hai đứa tự chi trả, cũng đều trưởng thành đi làm nhiều năm rồi, chẳng lẽ không tự lo được cho đám cưới, em nghĩ sao? Tổng chi phí sẽ chia đôi, riêng nhẫn cưới là anh tặng em”, Thành nói tiếp.
Thủy suy nghĩ một chút, cảm thấy hình như hơi quá mức công bằng, sòng phẳng, nhưng có vẻ Thành nói đúng, đi làm nhiều năm cả 2 người đều có tiền tiết kiệm, cũng không nên phiền đến bố mẹ. Vì thế cô gật đầu đáp ứng.
Thành hài lòng tiếp tục: “Tiền mừng cưới thì của ai người đấy giữ, để sau này biết mà đi lại, và để trả tiền cỗ cưới ở nhà mình”. Điều này thì Thủy đồng ý ngay không có ý kiến gì. Thành cười tươi: “Anh biết em là người độc lập, tự chủ mà. Anh rất thích!”. Tặng cho Thủy một lời khen xong, Thành hắng giọng: “Trong ngày cưới, mẹ anh hay mọi người nhà anh trao cho em cái gì thì sau đó em đưa lại cho anh, còn nhà em cho gì thì em giữ lấy, của ai người đấy cất riêng, tiêu gì hay làm gì là quyền của mỗi người”.
“Anh muốn riêng rẽ tài chính?”, Thủy hỏi lại. Thành gật đầu: “Ừ, anh thấy như thế thoải mái và tự do hơn rất nhiều. Lương mỗi người cũng thế, của ai người đấy giữ, sinh hoạt hàng tháng trong nhà mỗi người chịu một nửa chi phí, còn lễ tết, cưới hỏi, ma chay… của đằng nhà ai thì người đó tự chịu trách nhiệm”.
Thủy thắc mắc: “Vậy ai làm việc nhà, ai nội trợ?”. Thành đáp tỉnh bơ: “Tất nhiên cũng là mỗi người một nửa. Nhưng anh sẽ không ăn cơm nhà đâu, anh thường ăn tối ở ngoài cũng quen rồi, em muốn ăn ở nhà thì có thể tự nấu. Chuyện dọn nhà anh sẽ thuê người giúp việc theo giờ làm phần việc của anh, còn phần của em thì em tự quyết”.
Thủy há hốc miệng vì kinh ngạc: “Sau này sinh con thì sao?”. Thành cười gượng: “Nói thật, anh chưa muốn sinh con ngay, em cũng vẫn còn trẻ mà. Anh nghĩ tầm khoảng dăm năm nữa mình hãy bàn đến chuyện này, khi ấy em mới 35 tuổi, vẫn hoàn toàn có thể mang bầu sinh con bình thường”.
Thủy nghe đến đấy thì bật cười: “Anh xác định đấy là anh lấy vợ chứ?”. Thành gật mạnh đầu chắc chắn. Thủy thở dài: “Cho em vài ngày suy nghĩ đã nhé!”.
Cả đêm ấy Thủy gần như mất ngủ, bởi cứ nghĩ tới cái kế hoạch tài chính tương lai của Thành là cô lại không chợp mắt được. Thành không phải người xấu, anh phân chia mọi thứ vô cùng rạch ròi đấy chứ. Tuy nhiên anh có vẻ công bằng và sòng phẳng quá khiến cô cảm giác đây giống như một bản hợp đồng làm ăn chứ không phải hôn nhân. Có lẽ Thành đang cần người ở chung nhà hợp pháp, mà không phải là muốn lấy vợ hay tìm một người sẽ đồng hành, san sẻ với mình mọi khó khăn, vui buồn trong nửa đời còn lại.
Nghĩ đi nghĩ lại, Thủy không phủ nhận Thành là một người đàn ông có nhiều ưu điểm nhưng có lẽ mục tiêu hướng tới của hai người lại khác nhau hoàn toàn. Cái Thủy cần là một gia đình đúng nghĩa, và một người đàn ông mong muốn có những đứa con chung với cô. Cho nên, dù cô đang “ế sưng” như lời của mẹ cô, thì cô vẫn đành phải “xin kiếu” mối này thôi!
Thủy vâng vâng dạ dạ vô cùng ngoan ngoãn. Và để hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao, cô nhận lời tham gia các buổi xem mắt mà người quen giới thiệu chẳng bỏ sót buổi nào. Thái độ tích cực của Thủy, dù chưa có thành quả, vẫn khiến mẹ cô khá hài lòng.
Mấy hôm trước, bạn học cũ của mẹ Thủy có giới thiệu cho cô một đối tượng khá có điều kiện. Thủy cũng đi gặp anh chàng ấy và thấy tương đối ổn sau khi hai bên đã tiếp xúc, trò chuyện. Tuy thái độ Thành đối với cô không quá nhiệt tình nhưng anh cư xử khá nhã nhặn, lịch thiệp, có chừng mực. Ở cái tuổi của cô, đào đâu ra một tình yêu mãnh liệt nồng cháy nữa mà mơ! Mẹ cô nghe chuyện thì mừng như trúng số độc đắc, đã bắt đầu giở lịch xem ngày nào đẹp. Dường như bà chỉ mong tống tiễn cô ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt thì phải.
Cuối tuần này, Thành lại hẹn Thủy đi chơi. Ngồi trong quán café, Thành cười nói: “Bố mẹ anh đã muốn đi xem ngày đẹp rồi đấy!”. Thủy bật cười, nghĩ tới bố mẹ mình ở nhà, đúng là người cần lo chưa lo, người không cần lo thì đã sốt vó lên.
“Hôm nay cũng muốn bàn bạc với em một chút”, Thành tiếp tục, vẻ mặt bỗng nghiêm túc hẳn lên – “Nếu em đồng ý thì anh sẽ về bảo bố mẹ sang nhà bàn chuyện luôn. Cứ dạm ngõ đã nhỉ, còn ngày chính thức thì các cụ tự bàn với nhau, chuyện ấy mình không cần lo!”.
Thủy nghe vậy thì hơi xấu hổ, chỉ “dạ” nhỏ một tiếng coi như đồng ý. Ngần này tuổi, chẳng lẽ cô còn muốn yêu đương dông dài tới bao giờ, rồi nhỡ không lấy được nhau thì biết làm sao? Thôi thì quyết nhanh, cứ người tốt và có thành ý xây dựng gia đình chung là sẽ chung sống vui vẻ với nhau thôi, mẹ cô cũng bảo vậy.
“Vấn đề kinh tế trong hôn nhân anh thấy phức tạp mà mệt mỏi nhất đấy, vì thế chúng mình cứ rõ ràng từ đầu cho dễ nhé!”, Thành cất tiếng. Thủy ngước mắt nhìn người đàn ông có thể được coi là chồng tương lai của mình, dịu dàng đáp: “Vâng, anh nói đi!”.
“Thế này nhé, chi phí cho đám cưới sẽ do hai đứa tự chi trả, cũng đều trưởng thành đi làm nhiều năm rồi, chẳng lẽ không tự lo được cho đám cưới, em nghĩ sao? Tổng chi phí sẽ chia đôi, riêng nhẫn cưới là anh tặng em”, Thành nói tiếp.
Thủy suy nghĩ một chút, cảm thấy hình như hơi quá mức công bằng, sòng phẳng, nhưng có vẻ Thành nói đúng, đi làm nhiều năm cả 2 người đều có tiền tiết kiệm, cũng không nên phiền đến bố mẹ. Vì thế cô gật đầu đáp ứng.
Thành hài lòng tiếp tục: “Tiền mừng cưới thì của ai người đấy giữ, để sau này biết mà đi lại, và để trả tiền cỗ cưới ở nhà mình”. Điều này thì Thủy đồng ý ngay không có ý kiến gì. Thành cười tươi: “Anh biết em là người độc lập, tự chủ mà. Anh rất thích!”. Tặng cho Thủy một lời khen xong, Thành hắng giọng: “Trong ngày cưới, mẹ anh hay mọi người nhà anh trao cho em cái gì thì sau đó em đưa lại cho anh, còn nhà em cho gì thì em giữ lấy, của ai người đấy cất riêng, tiêu gì hay làm gì là quyền của mỗi người”.
“Anh muốn riêng rẽ tài chính?”, Thủy hỏi lại. Thành gật đầu: “Ừ, anh thấy như thế thoải mái và tự do hơn rất nhiều. Lương mỗi người cũng thế, của ai người đấy giữ, sinh hoạt hàng tháng trong nhà mỗi người chịu một nửa chi phí, còn lễ tết, cưới hỏi, ma chay… của đằng nhà ai thì người đó tự chịu trách nhiệm”.
Thủy thắc mắc: “Vậy ai làm việc nhà, ai nội trợ?”. Thành đáp tỉnh bơ: “Tất nhiên cũng là mỗi người một nửa. Nhưng anh sẽ không ăn cơm nhà đâu, anh thường ăn tối ở ngoài cũng quen rồi, em muốn ăn ở nhà thì có thể tự nấu. Chuyện dọn nhà anh sẽ thuê người giúp việc theo giờ làm phần việc của anh, còn phần của em thì em tự quyết”.
Thủy há hốc miệng vì kinh ngạc: “Sau này sinh con thì sao?”. Thành cười gượng: “Nói thật, anh chưa muốn sinh con ngay, em cũng vẫn còn trẻ mà. Anh nghĩ tầm khoảng dăm năm nữa mình hãy bàn đến chuyện này, khi ấy em mới 35 tuổi, vẫn hoàn toàn có thể mang bầu sinh con bình thường”.
Thủy nghe đến đấy thì bật cười: “Anh xác định đấy là anh lấy vợ chứ?”. Thành gật mạnh đầu chắc chắn. Thủy thở dài: “Cho em vài ngày suy nghĩ đã nhé!”.
Cả đêm ấy Thủy gần như mất ngủ, bởi cứ nghĩ tới cái kế hoạch tài chính tương lai của Thành là cô lại không chợp mắt được. Thành không phải người xấu, anh phân chia mọi thứ vô cùng rạch ròi đấy chứ. Tuy nhiên anh có vẻ công bằng và sòng phẳng quá khiến cô cảm giác đây giống như một bản hợp đồng làm ăn chứ không phải hôn nhân. Có lẽ Thành đang cần người ở chung nhà hợp pháp, mà không phải là muốn lấy vợ hay tìm một người sẽ đồng hành, san sẻ với mình mọi khó khăn, vui buồn trong nửa đời còn lại.
Nghĩ đi nghĩ lại, Thủy không phủ nhận Thành là một người đàn ông có nhiều ưu điểm nhưng có lẽ mục tiêu hướng tới của hai người lại khác nhau hoàn toàn. Cái Thủy cần là một gia đình đúng nghĩa, và một người đàn ông mong muốn có những đứa con chung với cô. Cho nên, dù cô đang “ế sưng” như lời của mẹ cô, thì cô vẫn đành phải “xin kiếu” mối này thôi!
Tác giả bài viết: Giang Phạm
Nguồn tin: