Sóng điện thoại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ
Ngày nay, việc dùng điện thoại phổ biến đến mức, các sản phụ ngay khi sinh con đã vội cầm điện thoại để “check in”, thông báo tin vui đến gia đình, họ hàng, bạn bè… Nhưng họ không hề biết rằng việc dùng điện thoại ngay khi em bé đang nằm bên cạnh có tác hại khủng khiếp như thế nào. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ điện thoại làm chậm tới 40% khả năng phát triển của não bộ. Đặc biệt trong những tháng đầu đời, khi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu và đang từng bước làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, thì bức xạ điện thoại càng gây hại nhiều hơn.
Việc để trẻ sơ sinh liên tục tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần khiến trẻ kém thông minh, khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn.
Mẹ dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh, con chậm phát triển
Mặc dù chưa có một kết luận chính thức về tác hại của sóng điện thoại và bức xạ điện thoại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ nào tới cơ thể người. Nhưng các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
Điện thoại di động, smartphone làm mẹ xao nhãng việc chăm con
Trước đây, khi smartphone chưa phổ biến như hiện nay, số người dùng điện thoại còn ít thì các bà mẹ sau khi sinh gần như dành toàn bộ thời gian cho con. Nhưng ngày nay, những người mẹ trẻ dường như bị xao nhãng quá nhiều bởi smartphone. Họ mải miết “check in”, mải miết facebook, zalo và hàng loạt các mạng xã hội khác. Chính bản thân họ cũng không nhận thức được rằng mình đang xao nhãng với con của mình.
Dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Rất nhiều người sử dụng điện thoại có thói quen chụp ảnh trẻ sơ sinh để “check in” lên facebook. Nhưng thói quen chụp ảnh con quá thường xuyên có thể gây hại vô cùng cho thị lực của trẻ. Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Chỉ cần một lần bất cẩn, mẹ quên tắt đèn flash trên điện thoại, có thể khiến mắt con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.
Lời khuyên cho mẹ
- Trong những tháng đầu đời của con, mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng điện thoại gần nơi bé nằm. Nếu cần sử dụng, mẹ nên ra khỏi phòng của bé.
- Tuyệt đối không sạc điện thoại gần nơi bé nằm.
- Trước khi chụp ảnh con, kiểm tra kỹ điện thoại để tắt đèn flash.
- Nên thay thế việc gọi điện bằng cách nhắn tin, chỉ gọi điện khi thật sự cần thiết và không nói chuyện điện thoại lâu trong phòng của bé.
- Tuyệt đối không để điện thoại trên đầu giường của bé, để tránh bức xạ và sóng điện thoại tiếp xúc gần với não bộ của trẻ.
Bà bầu cần lưu ý khi sử dụng điện thoại di động
Tìm cách giảm thiểu bức xạ của điện thoại
Với mỗi cuộc gọi đến, sóng bức xạ khi nhấn nút nhận tín hiệu cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu, do đó cách tốt nhất để giảm bức xạ trong thời gian nhận tín hiệu điện thoại là để điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm, các mẹ bầu có thể mở loa ngoài hoặc dùng tai nghe có dây để trò chuyện thay vì áp sát điện thoại vào tai.
Những lúc không sử dụng điện thoại, các mẹ nên để điện thoại cách xa cơ thể chứ không nên mang theo bên mình để giảm tác động của bức xạ lên thai nhi cũng như lên não của mẹ.
Tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại lúc đang sạc pin vì lúc này các linh kiện nóng lên làm tăng bức xạ của điện thoại và đồng thời tăng các nguy cơ cháy nổ.
Các mẹ bầu cũng có thể đặt một vài chậu cây có khả năng hấp thụ bức xạ trong phòng như hoa thủy tiên, cây xương rồng hoặc đá thạch anh,… để bảo vệ sức khỏe của mình.
Không nên sử dụng điện thoại liên tục
Nhiều mẹ bầu có thói quen chơi game trên điện thoại nhưng lưu ý là các mẹ không nên dán mắt vào màn hình điện thoại liên tục trong nhiều giờ, mỗi lần chơi không nên quá 30 phút, sau đó nên để cho mắt nghỉ ngơi thư giãn, trong thời gian chơi thì các mẹ có thể tắt sóng điện thoại để hạn chế các tác động của bức xạ.
Nên hạn chế các cuộc đàm thoại dài, có thể chuyển sang hình thức nhắn tin hoặc nếu có nhiều chuyện để chia sẻ với người thân, bạn bè thì các mẹ có thể sử dụng điện thoại bàn thay vì điện thoại di động.
Tránh xa điện thoại trong lúc ngủ
Khi ngủ, các mẹ bầu không nên để điện thoại dưới gối hoặc gần ngay đầu nằm mà nên để điện thoại tránh xa một chút, tốt nhất là khi ngủ các mẹ nên tắt điện thoại để cho não được nghỉ ngơi hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện thoại, để cho mẹ và bé có giấc ngủ ngon.
Ngày nay, việc dùng điện thoại phổ biến đến mức, các sản phụ ngay khi sinh con đã vội cầm điện thoại để “check in”, thông báo tin vui đến gia đình, họ hàng, bạn bè… Nhưng họ không hề biết rằng việc dùng điện thoại ngay khi em bé đang nằm bên cạnh có tác hại khủng khiếp như thế nào. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ điện thoại làm chậm tới 40% khả năng phát triển của não bộ. Đặc biệt trong những tháng đầu đời, khi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu và đang từng bước làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, thì bức xạ điện thoại càng gây hại nhiều hơn.
Việc để trẻ sơ sinh liên tục tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần khiến trẻ kém thông minh, khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn.
Bức xạ điện thoại làm chậm tới 40% khả năng phát triển của não bộ.
Mẹ dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh, con chậm phát triển
Mặc dù chưa có một kết luận chính thức về tác hại của sóng điện thoại và bức xạ điện thoại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ nào tới cơ thể người. Nhưng các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
Điện thoại di động, smartphone làm mẹ xao nhãng việc chăm con
Trước đây, khi smartphone chưa phổ biến như hiện nay, số người dùng điện thoại còn ít thì các bà mẹ sau khi sinh gần như dành toàn bộ thời gian cho con. Nhưng ngày nay, những người mẹ trẻ dường như bị xao nhãng quá nhiều bởi smartphone. Họ mải miết “check in”, mải miết facebook, zalo và hàng loạt các mạng xã hội khác. Chính bản thân họ cũng không nhận thức được rằng mình đang xao nhãng với con của mình.
Dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Rất nhiều người sử dụng điện thoại có thói quen chụp ảnh trẻ sơ sinh để “check in” lên facebook. Nhưng thói quen chụp ảnh con quá thường xuyên có thể gây hại vô cùng cho thị lực của trẻ. Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Chỉ cần một lần bất cẩn, mẹ quên tắt đèn flash trên điện thoại, có thể khiến mắt con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.
Lời khuyên cho mẹ
- Trong những tháng đầu đời của con, mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng điện thoại gần nơi bé nằm. Nếu cần sử dụng, mẹ nên ra khỏi phòng của bé.
- Tuyệt đối không sạc điện thoại gần nơi bé nằm.
- Trước khi chụp ảnh con, kiểm tra kỹ điện thoại để tắt đèn flash.
- Nên thay thế việc gọi điện bằng cách nhắn tin, chỉ gọi điện khi thật sự cần thiết và không nói chuyện điện thoại lâu trong phòng của bé.
- Tuyệt đối không để điện thoại trên đầu giường của bé, để tránh bức xạ và sóng điện thoại tiếp xúc gần với não bộ của trẻ.
Bà bầu cần lưu ý khi sử dụng điện thoại di động
Tìm cách giảm thiểu bức xạ của điện thoại
Với mỗi cuộc gọi đến, sóng bức xạ khi nhấn nút nhận tín hiệu cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu, do đó cách tốt nhất để giảm bức xạ trong thời gian nhận tín hiệu điện thoại là để điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm, các mẹ bầu có thể mở loa ngoài hoặc dùng tai nghe có dây để trò chuyện thay vì áp sát điện thoại vào tai.
Những lúc không sử dụng điện thoại, các mẹ nên để điện thoại cách xa cơ thể chứ không nên mang theo bên mình để giảm tác động của bức xạ lên thai nhi cũng như lên não của mẹ.
Tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại lúc đang sạc pin vì lúc này các linh kiện nóng lên làm tăng bức xạ của điện thoại và đồng thời tăng các nguy cơ cháy nổ.
Các mẹ bầu cũng có thể đặt một vài chậu cây có khả năng hấp thụ bức xạ trong phòng như hoa thủy tiên, cây xương rồng hoặc đá thạch anh,… để bảo vệ sức khỏe của mình.
Không nên sử dụng điện thoại liên tục
Nhiều mẹ bầu có thói quen chơi game trên điện thoại nhưng lưu ý là các mẹ không nên dán mắt vào màn hình điện thoại liên tục trong nhiều giờ, mỗi lần chơi không nên quá 30 phút, sau đó nên để cho mắt nghỉ ngơi thư giãn, trong thời gian chơi thì các mẹ có thể tắt sóng điện thoại để hạn chế các tác động của bức xạ.
Nên hạn chế các cuộc đàm thoại dài, có thể chuyển sang hình thức nhắn tin hoặc nếu có nhiều chuyện để chia sẻ với người thân, bạn bè thì các mẹ có thể sử dụng điện thoại bàn thay vì điện thoại di động.
Tránh xa điện thoại trong lúc ngủ
Khi ngủ, các mẹ bầu không nên để điện thoại dưới gối hoặc gần ngay đầu nằm mà nên để điện thoại tránh xa một chút, tốt nhất là khi ngủ các mẹ nên tắt điện thoại để cho não được nghỉ ngơi hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện thoại, để cho mẹ và bé có giấc ngủ ngon.
Tác giả bài viết: Vân Thơ (TH)
Nguồn tin: