Bởi thực tế là ĐTVN có đến gần 2 tháng để chuẩn bị cho AFF Cup nhưng phần lớn thời gian ấy lại không có 3 cầu thủ mà chính ông Hữu Thắng thừa nhận là không thể thiếu trong chiến dịch cuối năm. Điều đó dẫn đến đội tuyển phải tập mà thiếu những vị trí quyết định lối chơi. Cứ cho là thiếu họ cũng không sao, đội tuyển sẽ có những người thay thế và hoàn hiện lối chơi tốt hơn, nhưng khi 3 cầu thủ đó quay lại thì giải quyết như thế nào?
HLV Hữu Thắng đứng trước thử thách khi xây dựng đội hình mà vắng mặt 3 trụ cột Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh
2. Trận hòa với Indonesia cho thấy một sự thật: ĐTVN dưới bàn thay của HLV Nguyễn Hữu Thắng có tiến bộ, có năng lực trình diễn tốt và có tinh thần thi đấu không thể tuyệt hơn nhưng lại chẳng tạo ra một sự khác biệt đáng kể nào nếu thiếu những tiền vệ có tư duy chơi bóng hiện đại như Xuân Trường, Tuấn Anh. Tức là tốt thì có tốt nhưng đó chỉ là so sánh với ĐTVN ở các năm gần đây chứ không phải là so với mặt bằng chung của bóng đá khu vực. Cứ lấy vị trí gần như bất khả xâm phạm của tiền đạo 31 tuổi Lê Công Vinh thì sẽ rõ.
“Thử kêu, đốt tịt” đó là căn bệnh cố hữu của ĐTVN, ngoại trừ lần đá 10 trận không thắng trước thềm AFF Cup 2008. Nếu chỉ là một nhu cầu xem bóng đá cho “sướng mắt”, ông Hữu Thắng đã thành công với chất trẻ trung về mặt lối chơi. Nhưng nếu khắt khe về mặt chuyên môn, ngoài các quả sút xa có chủ đích thì chưa thấy có những nét mới mẻ nào. Hiện không có một tiền đạo tầm cao, có khả năng tì đè, không có cầu thủ chạy biên phải xuất sắc tương đương Vũ Văn Thanh ở biên trái và hàng phòng thủ lại lại quá yếu nếu đem so sánh với 2 tuyến còn lại.
3. Như đã nói ở trên, phần lớn thời gian sắp đến của ĐTVN sẽ là ráp nối chiến thuật, bịt kín các lỗ rò và xây dựng cách chơi ổn định nhưng lại thiếu những nhân vật cầm trịch đang thi đấu ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Họ có thể duy trì phong độ cao nhưng chấn thương và sự hòa nhập lại là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Ông Hữu Thắng rơi vào tình thế phải vừa tập vừa giả định sự có mặt của họ trên sân. Đó là cái khó của một nhà làm chuyên môn trực tiếp.