Mệnh lệnh hành pháp (executive order) được ông Donald Trump ký chỉ 2 ngày sau tuyên bố của Nhà Trắng khi ông này nhậm chức về việc sớm rút Mỹ khỏi hiệp định thương mại lịch sử, vốn đã kết thúc đàm phán dưới thời Tổng thống Obama.
Theo luật Mỹ, lệnh hành pháp nêu trên sẽ có hiệu lực mà không cần chờ Quốc hội. Trên thực tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng chưa được Quốc hội Mỹ xem xét để thông qua chính thức, bất chấp những nỗ lực của chính quyền Tổng thống tiền nhiệm.
Tờ Wall Street Journal nhận định sắc lệnh của ông Trump mang tính biểu tượng lớn nhằm hiện thực hoá cam kết tranh cử, đồng thời cho thấy vị tân Tổng thống hết sức nghiêm túc trong việc chuyển đổi chính sách thương mại của Mỹ theo hướng bảo hộ sản xuất và việc làm trong nước. Trong khi đó, theo Reuters, ông Trump đã gọi quyết định rút khỏi TPP nêu trên là "điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ".
Sau sự kiện này, các nước bắt đầu bước vào quá trình rà soát pháp lý và thông qua tại quốc hội để có thể đi vào thực thi vào năm 2018. Quá trình này đã gặp phải không ít trở ngại, trong đó đáng kể nhất là cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ - nơi cả 2 ứng viên là ông Trump và bà Clinton đều không ủng hộ. Các thành viên còn lại của TPP, đặc biệt là Nhật Bản, Canada đã có những nỗ lực để cứu vãn, song hiệp định gần như đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau động thái nêu trên của chính quyền mới tại Mỹ.
Theo luật Mỹ, lệnh hành pháp nêu trên sẽ có hiệu lực mà không cần chờ Quốc hội. Trên thực tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng chưa được Quốc hội Mỹ xem xét để thông qua chính thức, bất chấp những nỗ lực của chính quyền Tổng thống tiền nhiệm.
Ông Trump ký sắc lệnh hành pháp (executive order) dưới sự chứng kiến của Phó tổng thống - Mike Pence (trái) và Chánh Văn phòng Nhà Trắng - Reince Priebus tại Phòng Bầu dục ngày 23/1 (theo giờ Washington). Ảnh: Reuters
Động thái này của lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất TPP đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật).Tờ Wall Street Journal nhận định sắc lệnh của ông Trump mang tính biểu tượng lớn nhằm hiện thực hoá cam kết tranh cử, đồng thời cho thấy vị tân Tổng thống hết sức nghiêm túc trong việc chuyển đổi chính sách thương mại của Mỹ theo hướng bảo hộ sản xuất và việc làm trong nước. Trong khi đó, theo Reuters, ông Trump đã gọi quyết định rút khỏi TPP nêu trên là "điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ".
Ông Donald Trump nâng cao tờ lệnh ngay sau khi ký và gọi đây là điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ. Ảnh: Reuters
Kết thúc đàm phán tháng 10/2015 sau 5 năm xây dựng, TPP được xem là hiệp định thương mại tự do lịch sử, với những thoả thuận chưa từng có về mở cửa thuế quan và sự tham gia của 12 nước: Mỹ, Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.Sau sự kiện này, các nước bắt đầu bước vào quá trình rà soát pháp lý và thông qua tại quốc hội để có thể đi vào thực thi vào năm 2018. Quá trình này đã gặp phải không ít trở ngại, trong đó đáng kể nhất là cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ - nơi cả 2 ứng viên là ông Trump và bà Clinton đều không ủng hộ. Các thành viên còn lại của TPP, đặc biệt là Nhật Bản, Canada đã có những nỗ lực để cứu vãn, song hiệp định gần như đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau động thái nêu trên của chính quyền mới tại Mỹ.
Tác giả bài viết: Nhật Minh
Nguồn tin: