Phép thử sớm có thể xác định tổng thống mới của Mỹ sẽ định hình lại chính sách ngoại giao châu Á đến mức nào, liệu các đồng minh truyền thống có tiếp tục dựa vào sự bảo trợ của Mỹ hay sẽ tìm kiếm các dàn xếp mới cho an ninh của mình.
Giáo sư Ni Lexiong, thuộc Đại học Khoa học chính trị và pháp luật Thượng Hải, nhận định Trung Quốc nhiều khả năng sẽ gia tăng sức ép với chính phủ của ông Trump để thử các giới hạn. Chiến thắng của ông Trump hoặc sẽ tạo ra hòa bình tại Đông Á hoặc sẽ làm xáo trộn thêm khu vực này.
Sự cố đảo Hải Nam năm 2001, khi một máy bay chiến đấu Trung Quốc va chạm với một máy bay tình báo Mỹ, đã từng gây sức ép lớn ngay từ đầu với Tổng thống George W Bush.
Ảnh: Reuters
Kunihiko Miyake, một giáo sư tại Đại học Ritsumeikan, cho biết tại cuộc gặp ông Trump ở New York tuần tới, ông Abe sẽ không thuyết giáo, không quở trách mà sẽ cố gắng tìm cách hợp tác. Cách tiếp cận của Abe với ông Trump sẽ rất có ý nghĩa.
Các động thái sớm này cho thấy tổng thống đắc cử Mỹ sẽ hành động có phần giống hơn với một người Cộng hòa truyền thống. Theo chuyên gia phân tích Yanmei Xie tại trung tâm Gavekal Dragonomics, Trung Quốc tin là họ nắm bắt được tỷ phú truyền thông này, biết cách vỗ về cái tôi của một người đàn ông mạnh mẽ và độc đoán, vì vậy họ tin rằng có thể đối phó được với nước Mỹ dưới nhiệm kỳ của ông Trump.
Các cố vấn của ông Trump gồm Alexander Gray, người từng làm việc cho nghị sĩ Cộng hòa Randy Forbes - một người công khai chỉ trích chính phủ Trung Quốc; Mike Pillsbury, tác giả cuốn “100 năm Marathon”, trong đó cho rằng Trung Quốc đang tìm cách chế ngự thế giới; và Peter Navarro, một học giả từng chỉ đạo và sản xuất bộ phim “Chết dưới tay Trung Quốc: Đương đầu với Rồng”.
Nếu ông Trump phản ứng mạnh với bất kỳ phép thử nào của Trung Quốc, các đồng minh của Mỹ sẽ thở phào nhẹ nhõm và có thể sẵn sàng đáp lại các đề nghị của ông bằng những nỗ lực ít nhất mang tính biểu tượng như tăng ngân sách quốc phòng của mình.
Tuy nhiên, sự lo lắng của châu Á sẽ vẫn còn cao, cho tới khi nào ông Trump thể hiện cam kết của mình với châu lục này.
Nathan Batto, một nhà khoa học chính trị tại Viện hàn lâm Sinica, tại Đài Bắc, so sánh: nếu ông Trump nghĩ rằng không cần va chạm với Nga vì NATO, thì ông ấy sẽ cảm thấy thế nào về một cuộc va chạm với Trung Quốc vì Đài Loan?
Các thay đổi lớn tại châu Á sẽ diễn ra nếu ông Trump thực sự theo đuổi chủ nghĩa tự lập. John Delury, giáo sư tại Đại học Yonsei ở Seoul, phân tích: trước những sức ép mà quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn đang đối mặt, Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để khẳng định mình bằng cách chơi các quân bài mạnh – như nói người Hàn Quốc không lắp đặt THAAD – và cả các quân bài mềm - như lập luận rằng “hãy nhìn xem, bạn có thể dựa vào chúng tôi và không thể dựa vào người Mỹ”.
Theo chuyên gia Xie, nếu điều này tạo thành một khoảng trống quyền lực, đây có thể là cơ hội cho Trung Quốc. Một số nước yếu hơn có thể dễ dãi hơn với Bắc Kinh trong khi các nước mạnh hơn có thể tăng cường các năng lực quốc phòng của mình. Trong cả hai trường hợp, cán cân quyền lực tại châu Á đều sẽ thay đổi căn bản.
Tác giả bài viết: Thảo Linh
Nguồn tin: