►Rùng mình cảnh ngâm tẩm lưu huỳnh cho đũa dùng 1 lần ở Nghệ An
Hẳn chúng ta còn nhớ sự việc diễn ra tại Nghệ An không lâu mà báo chí đưa tin rất nhiều, đó là khi kiểm tra cơ sở sản xuất đũa dùng 1 lần của ông Cao Anh Khoa, ở bản Cây Me, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An, lực lượng chức năng tỉnh phát hiện hàng nghìn đôi đũa tre được ngâm tẩm, xử lý bằng lưu huỳnh cung cấp cho thị trường mỗi ngày.
Hẳn chúng ta còn nhớ sự việc diễn ra tại Nghệ An không lâu mà báo chí đưa tin rất nhiều, đó là khi kiểm tra cơ sở sản xuất đũa dùng 1 lần của ông Cao Anh Khoa, ở bản Cây Me, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An, lực lượng chức năng tỉnh phát hiện hàng nghìn đôi đũa tre được ngâm tẩm, xử lý bằng lưu huỳnh cung cấp cho thị trường mỗi ngày.
Đôi đũa dùng một lần tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho người tiêu dùng (Ảnh minh họa)
Đũa dùng 1 lần thường được làm từ các loại tre kém chất lượng như tre non, tre tồn dư nên có khả năng chịu ẩm mốc kém. Vì vậy, ngâm tẩm xử lý bằng lưu huỳnh là cách chống ẩm mốc đũa của cơ sở này.
Theo báo Trí thức trẻ, Tại thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất của ông Khoa, lực lượng chức năng tỉnh không chỉ bắt quả tang hàng nghìn đôi đũa tre được ngâm tẩm lưu huỳnh mà còn phát hiện, thu giữ 9,1 tấn hóa chất lạ đựng trong bao bì in chữ Trung Quốc.
Chưa kể các quy trình sản xuất tại đây đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Công nhân không đeo găng tay, sản phẩm để ngay dưới nền đất…
Sản phẩm giết người một cách từ từ này, đang được lưu thông và bày bán một cách công khai nhưng không có bất cứ một cơ quan chức năng nào để mắt đến. Vậy là, chính người Việt đang giết chết giống nòi của mình chứ không phải bất kì ai khác. Lòng tham đã khiến nhiều người giẫm đạp lên đạo đức, lên sự sống của cả cộng đồng.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm, đũa dùng một lần thường được làm từ loại tre có chất lượng không tốt (tre non, tre tồn dư…), nên khả năng chịu ẩm mốc rất kém. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hoá chất. Sấy khô ít được sử dụng vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hoá chất là cách phổ biến hơn. Trong đó, lưu huỳnh là chất dễ sử dụng bởi giá rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản… Đũa dùng một lần khi khử bằng lưu huỳnh sẽ giải phóng sulfure dioxide. Để đũa có mùi thơm át mùi hoá chất, người ta bỏ thêm vào đũa ngũ vị hương tạo mùi.
Theo TS Trần Đình Côn, khoa Hóa, Đại học Quốc Gia Hà Nội thì sản phẩm càng trắng thì càng độc bởi liều lượng hoá chất tẩy lớn. Nếu có cơ sở sản xuất nào đó sử dụng cả chất tẩy trắng, tẩy nấm mốc của bên công nghiệp để dùng trong lĩnh vực thực phẩm như sodium sunfite thì sẽ nguy hiểm vô cùng vì đây là chất khử rất mạnh. Vì đũa dùng một lần sử dụng trực tiếp, không qua bất kỳ khâu rửa, hấp, tẩy nào nên nguy cơ hấp thụ hoá chất tồn dư trên đũa là rất cao.
Các hóa chất có gốc lưu huỳnh có thể gây loét niêm mạc đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, tiêu chảy. Sử dụng thường xuyên, hóa chất có thể ngấm vào máu và tích lũy dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận. Độc hại hơn nhiều là sử dụng loại đũa tăm mốc hay thuốc mốc. Nấm mốc dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố bền vững với nhiệt độ cao, khó bị phá hủy hoàn toàn. Chất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư.
Thông tin về đũa dùng 1 lần nhiễm chất độc hại khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang và lo sợ bởi sản phẩm trên vẫn được sử dụng tràn lan trên thị trường.
Cách nhận biết đũa dùng một lần có sấy lưu huỳnh:
Để hạn chế tác hại của những sản phẩm tiện lợi nhưng thiếu an toàn này, người dân nên cảnh giác nếu không muốn trở thành nạn nhân bị đầu độc. Khi bóc lớp nilon gói đũa ra, người dân nên ngửi trước, nếu thấy nặng mùi, tức lưu huỳnh đã được sử dụng quá liều thì không nên dùng.
Nếu có điều kiện, người dân nên chọn đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì không bị rách thủng. Bên cạnh đó nên mua 1 tuần trước khi sử dụng ở những địa chỉ uy tín đã được giám sát về chất lượng.
Tác giả bài viết: Trần Thanh