Amata Group
Là nhà phát triển thành phố công nghiệp lớn của châu Á, Tập đoàn Amata của ông Vikrom Kromadit (Thái Lan) nhanh chóng tạo tiếng vang tại Việt Nam khi đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai vào năm 1994 với diện tích 700ha. Tổng vốn đầu tư vào khu công nghiệp thuộc hạng "kiểu mẫu" này đến nay đã lên tới hơn 1,9 tỷ USD.
Lối vào Khu công nghiệp Amata tại Đồng Nai – Nguồn: Amata Group
Sau thành công của khu công nghiệp trên, năm 2012, Amata quyết định đầu tư dự án Amata Express City tại Long Thành, Đồng Nai với quy mô 1.285ha. Trong đó, 410ha dành cho khu công nghiệp công nghệ cao, phần còn lại dành cho khu đô thị dịch vụ, dân cư, trung tâm tài chính... Tổng vốn đầu tư dự án 530 triệu USD. Trong đó Amata sẽ nắm giữ 80,5%, còn Tổng công ty phát triển khu công nghiệp Sonadezi (tỉnh Đồng Nai) góp 19,5%.
Ngoài các dự án trên, Amata còn tiến ra Quảng Ninh lập dự án Future City 3.000 ha (khu công nghiệp kết hợp đô thị) để thu hút các nhà đầu tư Thái.
CP – Ông lớn số 1 ngành chăn nuôi Việt Nam
Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921, lúc đó chỉ là một cửa hàng bán hạt giống tại Bangkok, Thái Lan. Nay đã phát triển thành tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
C.P gia nhập thị trường Việt Nam ngay từ khi đất nước bắt đầu mở cửa. Đến năm 1993, công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam được thành lập và xây nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai.
C.P. Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông - công nghiệp, ngành thực phẩm khép kín: Chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm và thủy sản. Từ đó cho đến nay, C.P. Việt Nam (CPV) không ngừng mở rộng sản xuất và hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: Ngành thức ăn chăn nuôi (Feed), ngành trang trại (Farm), ngành thực phẩm (Food).
Năm 2014, C.P Vietnam đạt doanh thu 2,07 tỷ USD, trong đó riêng mảng thức ăn chăn nuôi đạt 867 triệu USD. Phần còn lại đến từ chăn nuôi và chế biến thực phẩm với 1,2 tỷ USD. Điều đáng nói là, không nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đạt được con số doanh thu ấn tượng lên tới hơn 2 tỷ USD như CP Việt Nam.
Thị phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2014 – Nguồn: Tổng cục Chăn nuôi
Với quy mô khoảng 6 tỷ USD/năm cho thức ăn chăn nuôi và 18 tỷ USD/năm cho các sản phẩm thịt, ngành chăn nuôi Việt Nam là một thị trường cực kỳ hấp dẫn. Và CP đang nắm được và dẫn đầu cơ hội này tại thị trường Việt Nam.
BJC Group, ông lớn không chỉ ngành bán lẻ Việt Nam
BJC Group đang sở hữu nhưng thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam như hệ thống Metro, B’s mart (trước là Family Mart) và chuỗi Robins.
Một siêu thị Robins tại Hà Nội – Nguồn: Robins Việt Nam
Metro hiện có 19 đại siêu thị trải dài khắp cả nước. Đây là một trong những hệ thống siêu thị lớn nhất, có lượng khách hàng lớn nhất và thành công tại Việt Nam. Năm 2014, BJC đã mua lại hệ thống này từ Tập đoàn Metro (Đức).
B’s mart hiện có hàng chục cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và đang phát triển nhanh chóng trên cả nước. Được mua lại từ đối tác Nhật và đổi tên từ Family Mart, B’s mart cho thấy quyết tâm của BJC trong việc phát triển hệ thống bán lẻ tại Việt Nam.
Robins là những đại siêu thị chuyên biệt đồ Thái Lan mới được mở tại Việt Nam. Các siêu thị Robins có diện tích hàng nghìn m2, được đặt tại các vị trí trung tâm, các khu mua sắm lớn với khu cửa hàng là thời trang trẻ em, thời trang nam, thời trang nữ, thời trang nội y, thể thao, thẩm mỹ, giày dép, ba lô - túi xách và đồ gia đình.
Tại Thái Lan, chuỗi trung tâm Robinson đạt tổng doanh thu 754 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2012, lãi ròng tăng 19,8% lên mức 61,4 triệu USD.
Trước đó, BJC đã xuất hiện từ khá lâu và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chai thủy tinh, lon đựng đồ uống tại Việt Nam. BJC còn có một nhà máy sản xuất giấy vệ sinh Cellox và dây chuyền sản xuất đậu phụ ICHIBAN.
Tập đoàn của tỷ phú Charoen thông qua công ty con của mình là TTC Land cũng là chủ sở hữu khách sạn Melia Hà Nội. Trong vòng vài năm trở lại đây, Melia luôn đạt doanh thu trên 20 triệu USD và lợi nhuận trước thuế khoảng 10 triệu USD.
Điều đặc biệt, không chỉ sở hữu hai tòa tháp khách sạn Melia, tỷ phú Thái còn sở hữu hai khách sạn khác tại Hà Nội là Fraser Suites và cao ốc văn phòng tại TP HCM Melinh Point Tower.
Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) ông lớn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
Công ty TNHH khai thác xi măng Siam hay SCG, là công ty xi măng lớn nhất Thái Lan. Trong năm 2011, SGC được xếp hạng là công ty lớn thứ 2 tại Thái Lan và thứ 620 trên toàn thế giới bởi Forbes 2000.
Tập đoàn SCG đã có thâm niên hoạt động tại thị trường Việt Nam được hơn 20 năm, và hiện tại có 20 công ty con tại Việt Nam chuyên về vật liệu xây dựng, như xi măng, gạch ốp lát, giấy gói, hóa dầu …
Một nhà máy của SCG tại Việt Nam – Nguồn: SCG Group
Một trong những thương vụ đình đám của của SCG tại Việt Nam là mua lại Nhà máy xi măng Bửu Long tại Đồng Nai và mua 85% cổ phần của 85% cổ phần của Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam) với giá 7,2 tỷ baht (gần 5.000 tỷ đồng) vào cuối năm 2012.
Thương vụ gần đây nhất là Công ty Bao bì nhựa TC, công ty thành viên của SCG đã mua lại 80% cổ phần của Công ty CP Bao bì Tín Thành.
Thai Corp International – Một đại gia bán lẻ
Thai Corp International (Vietnam) Co. Ltd. (“TCI”) là công ty phân phối hàng tiêu dùng (FMCG) hàng đầu với 19 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam.
Hiện tại, TCI làm việc với tất cả các kênh phân phối lớn và có hơn 300 đại diện kinh doanh tại các tỉnh thành phố nhằm chăm sóc tất cả các nhà phân phối và cửa hàng bán lẻ trên toàn Việt Nam. TCI cung cấp dịch vụ nhanh hơn trực tiếp tới các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán sỉ và lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong năm 2010, TCI trở thành một trong những công ty lấy được giấy phép kinh doanh thương mại của chính phủ Việt Nam cho phép công ty phân phối hàng hóa, xuất nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam. Hiện tại, TCi có mạng lưới phân phối tại 63 tỉnh thành với hơn 1000 đại lý cho hơn 50 ngàn của hàng bán lẻ tại Việt Nam.
Với chức năng chính là bán và phân phối, TCI là nhà phân phối chính của các mặt hàng tiêu dung chính của Thái Lan và các nước khác như nước uống tăng lực Red Bull, cá hộp ba cô gái, khăn giấy Cellox và Zilk, sản phẩm sữa Duch Mill, mì ăn liền Mama, sản phẩm sữa Nestle and Bear, sản phẩm có cồn ThaiBev cà Brandy, nước trái cây Bireley, bánh gạo Want Want và Dozo. Tất cả các sản phẩm có tên tuổi này được biết và chấp nhận bởi người tiêu dùng Việt Nam.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hiếu Công