Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, tem giấy chứa chất LSD ((Lysergic Axit Diethylamide) hay gọi “bùa lưỡi”, thực chất là chất chậm nghiện. Người sử dụng có thể chết trước khi nghiện, bởi những ảnh hưởng từ ảo giác do chất này gây ra.
Dấu hiệu người chơi ma tuý tem giấy rất giống người chơi hàng đá. Liều lượng của LSD trong tem giấy khó gây nghiện tức thời mà phải dùng nhiều, khi chơi đủ đô sẽ gây trạng thái ảo giác thường gọi là loạn thần. Một số biểu hiện nhận biết người chơi tem giấy như sợ sệt, la hét, có khi hung hăng muốn tấn công người khác, bỏ ăn, ngủ ngày thức đêm...
Theo bác sĩ Hiển, khi người chơi rơi vào trạng thái loạn thần ảo thanh thì luôn bị dẫn dắt bằng những lời nói tiêu cực văng vẳng trong tai như: “Nó là kẻ thù mày đó. Đánh nó đi". Hoặc khi rơi vào trạng thái loạn thị thì tất cả màu sắc, hình thù sự vật thay đổi, như thể người chơi bước qua một hành tinh khác. Trạng thái này nguy hiểm nhất cho những người tham gia giao thông có dùng tem giấy. Khi ấy, chiếc xe, đèn tín hiệu đều biến ảo thành màu sắc và hình thù lạ trong mắt người chơi khiến họ không nhận thức được mối nguy hiểm mà lao vào. "Đây mới là điều nguy hiểm với người chơi tem giấy khiến họ có thể chết vì những hiểm nguy này trước khi chết do nghiện", bác sĩ Hiển nói.
Dấu hiệu người chơi ma tuý tem giấy rất giống người chơi hàng đá. Liều lượng của LSD trong tem giấy khó gây nghiện tức thời mà phải dùng nhiều, khi chơi đủ đô sẽ gây trạng thái ảo giác thường gọi là loạn thần. Một số biểu hiện nhận biết người chơi tem giấy như sợ sệt, la hét, có khi hung hăng muốn tấn công người khác, bỏ ăn, ngủ ngày thức đêm...
Theo bác sĩ Hiển, khi người chơi rơi vào trạng thái loạn thần ảo thanh thì luôn bị dẫn dắt bằng những lời nói tiêu cực văng vẳng trong tai như: “Nó là kẻ thù mày đó. Đánh nó đi". Hoặc khi rơi vào trạng thái loạn thị thì tất cả màu sắc, hình thù sự vật thay đổi, như thể người chơi bước qua một hành tinh khác. Trạng thái này nguy hiểm nhất cho những người tham gia giao thông có dùng tem giấy. Khi ấy, chiếc xe, đèn tín hiệu đều biến ảo thành màu sắc và hình thù lạ trong mắt người chơi khiến họ không nhận thức được mối nguy hiểm mà lao vào. "Đây mới là điều nguy hiểm với người chơi tem giấy khiến họ có thể chết vì những hiểm nguy này trước khi chết do nghiện", bác sĩ Hiển nói.
Miếng tem giấy lớn. Ảnh:N.K
Bác sĩ Hiển nhớ lại câu chuyện cách đây một năm khi chữa trị cho một bệnh nhân 13 tuổi loạn thần do dùng tem giấy quá liều. "Từ biểu hiện la hét, sợ hãi và bất thường về nhịp sinh học của cháu, mẹ đã dẫn cháu đến gặp tôi. Khi ấy rất lạ là cháu không thừa nhận mẹ của mình, xa lánh và giải thích lý do khiến tôi kinh ngạc", vị bác sĩ nhớ lại.
Bác sĩ nói rằng khi ấy đứa trẻ khăng khăng khẳng định: "Bà không phải mẹ cháu, mẹ cháu không có hai răng nanh như mụ phù thủy". Những biểu hiện này khiến bác sĩ Hiển xác định cậu bé bị loạn thần do dùng chất kích thích. Tác nhân sau đó được bác sĩ và gia đình tìm thấy chính là tem giấy.
"Thằng bé cho biết suốt gần một tháng trước đó đều mỗi ngày ngậm một miếng rồi dần dần 5 miếng tem nhỏ chừng móng tay. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến loại ma tuý tem giấy này và đó là nguyên nhân gây ra bệnh của thằng bé", bác sĩ Hiển cho biết thêm.
Về mặt tâm thần, bác sĩ cho rằng chứng ảo giác ảo thị, ảo thanh do dùng tem giấy được xem như bệnh tâm thần phân liệt. Cách điều trị cũng tương tự, một mặt ngưng dùng tem giấy, mặt khác uống thuốc khoảng 10 ngày theo phác độ điều trị tâm thần là bệnh nhân khoẻ.
Bác sĩ Hiển nói: "Không khó chữa trị chứng loạn thần do tem giấy gây ra mà chỉ sợ phát hiện không kịp thì người dùng đã chết do những ảnh hưởng của chất này". Bác sĩ ví dụ, lúc lên cơn sau khi dùng tem giấy, con người thường rất phiêu tưởng mình là chim, đang ở tầng 10 mà nghĩ mình ở tầng 1 và có thể bay nên bước chân ra lan can "thả hồn sải cánh" xuống đất, dễ tử vong.
Giới trẻ trong tương lai sẽ dùng bùa lưỡi, cỏ Mỹ, muối tắm thay thế cho hàng đá để lách luật. Ảnh:T.H
Hiện tại trên thế giới, chất LSD trong tem giấy gây ảo giác mạnh nhất trong các loại ma tuý nên công ước Liên Hợp Quốc (năm 1958) cấm sử dụng trong lĩnh vực dược và y tế. LSD đã từng cấm sản xuất những năm 1970, gần đây xuất hiện lại và du nhập vào Việt Nam.
Cơ chế gây ảo giác của LSD dẫn dắt con người vào “con đường tán thưởng”, gây ảo giác và có xu hướng lệ thuộc. "Để biết con có chơi 'bùa lưỡi' hay không, phụ huynh nên chú ý nhận biết khi chúng thường không ngủ do tăng nhịp tim nên sẽ mất ngủ ban đêm và ban ngày ngủ bù", bác sĩ Hiển khuyên.
Tác giả bài viết: Hoài Nhơn