Chị Hạnh Dung kính mến,
Em 25 tuổi, đã có một thời gian dài yêu đương với anh ấy nhưng chỉ mới lập gia đình hơn năm. Để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc, em đã cố gắng chu toàn việc nhà lẫn việc cơ quan, cùng chồng lo kinh tế gia đình. Tuy nhiên, em thấy mọi cố gắng của mình đều chẳng có ý nghĩa gì nếu không có được một đứa con. Em đã có thai hai lần, đều chỉ vài tháng là hư. Em tuyệt vọng nhận ra, trong chuyện này mình không cố gắng được. Cứ như ông trời không cho em có con nên dù tha thiết đến mấy em cũng không thể giữ được.
Ba mẹ chồng em mong cháu một thì vợ chồng em mong đến ngàn lần. Mẹ chồng em gặp lần nào cũng hỏi thăm, còn đi cắt thuốc an thai cho em uống. Lần thứ nhất bị hư thai, chồng em còn quan tâm, chăm sóc, nhưng đến lần thứ hai thì anh lại la mắng em chỉ mỗi việc giữ cái thai mà cũng không làm được, người khác sinh đẻ như không, còn em cứ hư lên hư xuống.
Em đã khóc rất nhiều. Anh đâu hiểu, mỗi lần mất con em như chết đi sống lại. Em cũng đã nhờ bác sĩ kiểm tra, em hoàn toàn mạnh khỏe không có vấn đề gì và căn dặn sau khi hư thai lần này, em phải đợi một thời gian nữa rồi có lại cho an toàn. Hiện tình cảm vợ chồng em đã không còn mặn nồng nữa khiến em thấy rất áp lực, căng thẳng, không biết nếu em hư thêm lần nữa, gia đình sẽ ra sao. Xin chị giúp em một lời khuyên.
Em Hồng Nhi thân mến,
Con cái là một phần quan trọng của hôn nhân, kết nối thêm tình cảm gia đình, nhưng không hẳn đóng vai trò quyết định mọi chuyện trong cuộc hôn nhân. Em còn rất trẻ, tuổi sinh nở còn dài, đừng quá lo lắng. Lần này chưa được thì lần khác, mình cứ cố gắng rồi sẽ đạt được điều mong muốn. Nếu cứ nghĩ mọi chuyện là do mình, tại mình, thì nặng nề lắm. Em cũng nên nói chuyện nhiều hơn với chồng, khéo léo đề nghị chồng cùng đi khám.
Không phải chỉ người có bệnh mới cần đi khám, mà cả người đi chung, cùng nghe tư vấn của bác sĩ, hiểu vợ mình đã phải cố gắng thế nào… sẽ thông cảm và yêu thương vợ hơn. Những đứa trẻ phải được ra đời từ tình yêu thương, chứ không phải từ sự cố gắng và ý thức nghĩa vụ của người mẹ. Trong thời gian tạm ngừng để dưỡng sức, em có thể đến bệnh viện phụ sản thăm khám, nhờ tư vấn làm các xét nghiệm kiểm tra, tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để chuẩn bị có em bé. Nếu mình cố gắng làm việc quá nhiều, chu toàn bằng hết mọi việc, đến khi có thai mới dưỡng, e rằng đã muộn. Rút kinh nghiệm hai lần trước, lần này em thử tìm cách khác, thư giãn nhiều hơn, có thể kết quả sẽ tốt hơn.
Mỗi lần hư thai, là người phụ nữ bị ảnh hưởng lớn cả cơ thể lẫn tinh thần. Ông bà nói “một lần sa bằng ba lần đẻ” là vậy. Vì thế, em chú ý đừng để chuyện cũ lặp lại. Em cần tập trung bồi dưỡng sức khỏe, tinh thần cho mình và cho cả chồng, rồi hãy tính chuyện có thai; nên chọn một bác sĩ riêng để theo dõi, tư vấn xuyên suốt. Nếu cần thiết phải nghỉ việc một thời gian để dường sức, mình cũng nên cân nhắc. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và phải xem việc có con là một hạnh phúc chứ không phải một áp lực. Chúc em sống vui, sống cân bằng để chờ đón đứa con của mình.
Em 25 tuổi, đã có một thời gian dài yêu đương với anh ấy nhưng chỉ mới lập gia đình hơn năm. Để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc, em đã cố gắng chu toàn việc nhà lẫn việc cơ quan, cùng chồng lo kinh tế gia đình. Tuy nhiên, em thấy mọi cố gắng của mình đều chẳng có ý nghĩa gì nếu không có được một đứa con. Em đã có thai hai lần, đều chỉ vài tháng là hư. Em tuyệt vọng nhận ra, trong chuyện này mình không cố gắng được. Cứ như ông trời không cho em có con nên dù tha thiết đến mấy em cũng không thể giữ được.
Ba mẹ chồng em mong cháu một thì vợ chồng em mong đến ngàn lần. Mẹ chồng em gặp lần nào cũng hỏi thăm, còn đi cắt thuốc an thai cho em uống. Lần thứ nhất bị hư thai, chồng em còn quan tâm, chăm sóc, nhưng đến lần thứ hai thì anh lại la mắng em chỉ mỗi việc giữ cái thai mà cũng không làm được, người khác sinh đẻ như không, còn em cứ hư lên hư xuống.
Em đã khóc rất nhiều. Anh đâu hiểu, mỗi lần mất con em như chết đi sống lại. Em cũng đã nhờ bác sĩ kiểm tra, em hoàn toàn mạnh khỏe không có vấn đề gì và căn dặn sau khi hư thai lần này, em phải đợi một thời gian nữa rồi có lại cho an toàn. Hiện tình cảm vợ chồng em đã không còn mặn nồng nữa khiến em thấy rất áp lực, căng thẳng, không biết nếu em hư thêm lần nữa, gia đình sẽ ra sao. Xin chị giúp em một lời khuyên.
Hồng Nhi (TP.HCM)
Em Hồng Nhi thân mến,
Con cái là một phần quan trọng của hôn nhân, kết nối thêm tình cảm gia đình, nhưng không hẳn đóng vai trò quyết định mọi chuyện trong cuộc hôn nhân. Em còn rất trẻ, tuổi sinh nở còn dài, đừng quá lo lắng. Lần này chưa được thì lần khác, mình cứ cố gắng rồi sẽ đạt được điều mong muốn. Nếu cứ nghĩ mọi chuyện là do mình, tại mình, thì nặng nề lắm. Em cũng nên nói chuyện nhiều hơn với chồng, khéo léo đề nghị chồng cùng đi khám.
Không phải chỉ người có bệnh mới cần đi khám, mà cả người đi chung, cùng nghe tư vấn của bác sĩ, hiểu vợ mình đã phải cố gắng thế nào… sẽ thông cảm và yêu thương vợ hơn. Những đứa trẻ phải được ra đời từ tình yêu thương, chứ không phải từ sự cố gắng và ý thức nghĩa vụ của người mẹ. Trong thời gian tạm ngừng để dưỡng sức, em có thể đến bệnh viện phụ sản thăm khám, nhờ tư vấn làm các xét nghiệm kiểm tra, tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để chuẩn bị có em bé. Nếu mình cố gắng làm việc quá nhiều, chu toàn bằng hết mọi việc, đến khi có thai mới dưỡng, e rằng đã muộn. Rút kinh nghiệm hai lần trước, lần này em thử tìm cách khác, thư giãn nhiều hơn, có thể kết quả sẽ tốt hơn.
Mỗi lần hư thai, là người phụ nữ bị ảnh hưởng lớn cả cơ thể lẫn tinh thần. Ông bà nói “một lần sa bằng ba lần đẻ” là vậy. Vì thế, em chú ý đừng để chuyện cũ lặp lại. Em cần tập trung bồi dưỡng sức khỏe, tinh thần cho mình và cho cả chồng, rồi hãy tính chuyện có thai; nên chọn một bác sĩ riêng để theo dõi, tư vấn xuyên suốt. Nếu cần thiết phải nghỉ việc một thời gian để dường sức, mình cũng nên cân nhắc. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và phải xem việc có con là một hạnh phúc chứ không phải một áp lực. Chúc em sống vui, sống cân bằng để chờ đón đứa con của mình.
Tác giả bài viết: Chị Hạnh Dung
Nguồn tin: