►Bức ảnh khiến nghìn phụ nữ Việt tranh cãi lấy chồng giàu - nghèo
Đọc bài Bức ảnh khiến nghìn phụ nữ Việt tranh cãi lấy chồng giàu - nghèo tôi thấy các bạn thật nực cười. Tại sao các bạn phải tranh cãi về chuyện này? Bao đời này nay chân lý hiển nhiên người ta đã đúc kết là "Đường quang không đi lại đâm đầu vào bụi rậm" mà các bạn vẫn chưa “thấm” sao?
Tại sao một người đàn ông thành đạt có nhà, có xe, có công việc lương đếm mỏi tay không chọn các bạn lại lăn tăn với anh chàng có nhà chả khác gì túp lều?
Bây giờ bạn đang say trong tình yêu mọi thứ khác đối với bạn là thứ yếu nhưng rồi khi lấy nhau tình yêu cũng nhạt chỉ còn lại là tiền nhà, tiện điện, tiền sữa, bỉm, ăn uống...? Lúc đấy đừng vỗ ngực khóc lóc và thầm nói "Giá như...".
Đọc bài Bức ảnh khiến nghìn phụ nữ Việt tranh cãi lấy chồng giàu - nghèo tôi thấy các bạn thật nực cười. Tại sao các bạn phải tranh cãi về chuyện này? Bao đời này nay chân lý hiển nhiên người ta đã đúc kết là "Đường quang không đi lại đâm đầu vào bụi rậm" mà các bạn vẫn chưa “thấm” sao?
Tại sao một người đàn ông thành đạt có nhà, có xe, có công việc lương đếm mỏi tay không chọn các bạn lại lăn tăn với anh chàng có nhà chả khác gì túp lều?
Bây giờ bạn đang say trong tình yêu mọi thứ khác đối với bạn là thứ yếu nhưng rồi khi lấy nhau tình yêu cũng nhạt chỉ còn lại là tiền nhà, tiện điện, tiền sữa, bỉm, ăn uống...? Lúc đấy đừng vỗ ngực khóc lóc và thầm nói "Giá như...".
Tôi không đủ can đảm để bước chân vào một mối tình nghèo (Ảnh minh họa)
Chúng ta là phụ nữ chúng ta là phái yếu, phái đẹp đã là đẹp thì được quyền nâng niu và lựa chọn. Tôi kể câu chuyện này để các bạn gái đang có suy nghĩ: “Lấy chồng nghèo nhưng thương nhau” hay “Nghèo rồi phấn đấu sau” sáng mắt ra.
Tôi có 2 người chị họ. Chị thứ nhất lấy chồng rất giàu. Nhờ cha mẹ chồng hậu thuẫn nên anh chị nhanh chóng mua nhà, tậu xe, con học trường quốc tế. Sau cưới, chị nghỉ làm suốt ngày mua sắm, tụ tập bạn bè, con cái đã có giúp việc lo. Khi chồng chị lăng nhăng gái gú, chị thản nhiên bảo: "Tao chấp nhận bởi ngoài chuyện đó ra anh ấy vẫn chu cấp cho mẹ con đầy đủ. Con tao chưa vào cấp 1 đã mấy sổ tiết kiệm tiền tỷ do ông bà nội nó lập cho. Đến đời cháu tao cũng chẳng phải lo nghĩ gì".
Chị thứ hai lấy chồng nghèo. Nghèo đến mức ngày cưới mẹ chồng còn chả có tiền sắm nổi bộ chăn ga gối mới cho vợ chồng chị. Chị đành cắn răng rút tiền tiết kiệm giấu bố mẹ đẻ đưa cho anh chồng sắp cưới mua.
10 năm lấy nhau chị chịu bao khổ sở khi vừa lo kinh tế gia đình vừa nuôi báo cô mấy đứa em chồng ăn học và bà mẹ chồng không lương hưu. Chị vay vốn ngân hàng cho anh làm ăn nhưng quản lý kém nên lãi không có còn thua lỗ sạch. Chị nói: “Nào có hạnh phúc đâu em. Kinh tế khó khăn vợ chồng lục đục suốt. Lại thêm bà mẹ chồng cáu bẳn, chỉ tham tiền”.
Nhưng điều chị xót xa hơn là cha mẹ khổ thì con cái cũng khổ sở theo. Con chị toàn phải xin quần áo, đồ chơi cũ của con chị thứ nhất. Đến khi đi học dù cháu học được nhưng không có điều kiện nên chẳng có cơ hội để phát triển.
Các bạn thấy chưa, cái thời một túp lều tranh hai trái tim vàng đã qua lâu rồi. Riêng tôi, dù không trèo lên được chiếc xe BMW tôi cũng không bao giờ ngồi sau xe đạp dù có phải ở vậy suốt đời.
Từ thời còn sinh viên tôi đã thẳng thừng từ chối những chàng trai tỉnh lẻ nhìn "nghèo nghèo bẩn bẩn". Tôi dành cơ hội đó cho những chàng trai xứng đáng hơn.
Ra trường khi các bạn gái sống thử với những chàng trai cùng quê trong những căn nhà trọ lớp Fibro ximăng thì tôi đã cố gắng tiếp cận những chốn sang trọng để tạo cho mình những cơ hội tốt.
Có cơ hội ngồi trong những chiếc xe sang "mưa không đến mặt nắng không đến đầu" sao tôi phải từ chối? (Ảnh minh họa)
Ở công ty có những anh kỹ thuật viên lương 8- 10 triệu, sổ hộ khẩu ở quê, đi ở trọ tôi loại khỏi danh sách. Đừng mơ có cái liếc mắt của tôi.
Những cố gắng của tôi cũng có đền đáp. Đầu năm vừa rồi “nửa kia” của tôi cũng xuất hiện. Anh là trai Hà Nội gốc, lái ô tô đi làm, lương không dưới 1500 USD. Lúc về nhà anh chơi tôi khá hài lòng bởi căn nhà 4 tầng mặt đường to rộng và có tận 2 người giúp việc. Là gia đình có điều kiện nên bố mẹ anh cũng là những người có văn hóa. Hai bác tiếp đón tôi rất vui vẻ.
Chúng tôi đã nói chuyện trăm năm. Vừa rồi, anh đặt vé để chúng tôi ra nước ngoài chụp ảnh cưới kết hợp đi du lịch trước khi cưới. Khi tôi viết những dòng này thì mẹ anh vừa gọi điện rủ tôi đi học lái xe. Bác trai đã tặng bác 1 chiếc nhưng bác lái chưa vững. Bác muốn tôi học để hai mẹ con sau này đi cà phê, mua sắm cho tiện. Tất nhiên tôi không có lý do gì để từ chối lời đề nghị ngọt ngào này.
Những anh chàng chưa giàu ngày trước tán tôi biết tôi sắp lấy chồng cũng chép miệng tiếc rẻ. Nhưng tôi chắc chắn khi biết chồng tương lai của tôi là ai thì chắc họ cũng phải thừa nhận "Tuổi nào mà với cành cao".
Tác giả bài viết: Phùng Ái Linh (Hà Nội)