|
Ngày 23/5 âm lịch năm 1885, kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Từ đó, ngày này hàng năm được xem là ngày giỗ chung của những người xấu số, và người dân Huế thường làm lễ cúng âm hồn.
Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn (nay thuộc phường Thuận Hòa) để làm lễ tế.
|
Trước mỗi mâm cỗ, người dân Huế thường đốt một đống củi.
Theo người dân, trong sự kiện 23/5/1985, rất nhiều người đã bị đuối nước, việc đốt củi nhằm sưởi ấm cho các âm hồn.
|
Lễ cúng âm hồn vừa có tính chất đơn lẻ trong từng gia đình, lại vừa có tính chất cộng đồng ở xứ Huế.
Vì vậy, ngày này, từ nội thành cho đến vùng nông thôn, dù gia đình có điều kiện hay lao động nghèo khó đều làm mâm cỗ, đốt vàng mã để tưởng nhớ sự kiện Kinh đô Huế thất thủ.
|
Một mâm cỗ của người dân lao động nghèo ở khu vực Eo Bầu - Thượng Thành, với cách bố trí theo thứ tự bàn thượng - trung - hạ.
|
Các lễ vật trong mâm cỗ thường là gà, xôi, thịt, vàng mã, bánh trái và muối gạo các loại. Đặc biệt trên mâm cỗ bắt buộc phải có món cơm vắt . Theo người dân, xưa kia người dân chạy giặc, cơm vắt là món họ mang theo bên mình.
|
Lễ cúng âm hồn luôn có nghi thức đốt vàng mã.
|
Miếu Âm Hồn ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn là địa điểm mà người dân phường Thuận Thành thường mang lễ vật đến cúng.
Ông Nguyễn Kỳ Nam (68 tuổi) cho biết, những người chết trong sự kiện 23/5/1885 được chôn tập thể tại vùng Trà Am, đường Nguyễn Khoa Chiêm, chùa Ba Đồn.
Tác giả: Võ Thạnh
Nguồn tin: Báo VnExpress