Các công ty vận tải biển quốc tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn từ sau khủng hoảng tài chính. Hanjin là một ví dụ. Họ đã lỗ 4 trong 5 năm gần đây. Đại gia Hàn Quốc này không chống đỡ được tác động từ thương mại toàn cầu đi xuống, thừa tàu container và cạnh tranh ác liệt từ các đối thủ.
Vài tháng qua, hãng này đã thực hiện tái cấu trúc để cải thiện tài chính. Tuy nhiên, những kế hoạch này không thỏa mãn được các chủ nợ. Đầu tuần này, chủ nợ đã quyết định ngừng hỗ trợ tài chính cho Hanjin.
Một số tàu của Hanjin đã bị giữ lại, hoặc bắt rời khỏi cảng. Vì vậy, việc phải để tòa án quyết định số phận sẽ khiến công ty này thêm đau đầu.
"Rất có thể tất cả tài sản của chúng tôi sẽ bị phong tỏa trong gần một tuần nữa", người phát ngôn của công ty cho biết. Điều này cũng có nghĩa rất nhiều hàng hóa sẽ không tới được tay người tiêu dùng và Hanjin sẽ phải trả lại cho đối tác. Cổ phiếu Hanjin Shipping đã lao dốc 24% hôm 30/8, trước khi bị ngừng giao dịch.
Khoảng 90% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường thủy. Vì vậy, khi nhu cầu đi xuống, các công ty vận tải đường biển sẽ là nạn nhân đầu tiên. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng khiến tình hình này thêm tồi tệ, do họ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Một thách thức khác với các công ty là dư thừa công suất. Ngành vận tải biển đang ngày càng sử dụng các loại tàu lớn hơn, với mục tiêu tăng hiệu suất và lợi nhuận. Tuy nhiên, chiến lược này đang phản tác dụng, khi cạnh tranh tăng buộc giá cả đi xuống. Một số con tàu giờ vẫn đợi hàng ngoài cảng.
Năm 2015, ngành vận tải biển đã rất chật vật. Nhưng năm nay, hãng tư vấn Drewry dự báo tình trạng này còn bi quan hơn, với khoản lỗ hơn 5 tỷ USD cho cả ngành.
Vài tháng qua, hãng này đã thực hiện tái cấu trúc để cải thiện tài chính. Tuy nhiên, những kế hoạch này không thỏa mãn được các chủ nợ. Đầu tuần này, chủ nợ đã quyết định ngừng hỗ trợ tài chính cho Hanjin.
Hanjin Shipping đang gặp rất nhiều khó khăn do thương mại toàn cầu đi xuống. Ảnh: Reuters
Một số tàu của Hanjin đã bị giữ lại, hoặc bắt rời khỏi cảng. Vì vậy, việc phải để tòa án quyết định số phận sẽ khiến công ty này thêm đau đầu.
"Rất có thể tất cả tài sản của chúng tôi sẽ bị phong tỏa trong gần một tuần nữa", người phát ngôn của công ty cho biết. Điều này cũng có nghĩa rất nhiều hàng hóa sẽ không tới được tay người tiêu dùng và Hanjin sẽ phải trả lại cho đối tác. Cổ phiếu Hanjin Shipping đã lao dốc 24% hôm 30/8, trước khi bị ngừng giao dịch.
Khoảng 90% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường thủy. Vì vậy, khi nhu cầu đi xuống, các công ty vận tải đường biển sẽ là nạn nhân đầu tiên. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng khiến tình hình này thêm tồi tệ, do họ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Một thách thức khác với các công ty là dư thừa công suất. Ngành vận tải biển đang ngày càng sử dụng các loại tàu lớn hơn, với mục tiêu tăng hiệu suất và lợi nhuận. Tuy nhiên, chiến lược này đang phản tác dụng, khi cạnh tranh tăng buộc giá cả đi xuống. Một số con tàu giờ vẫn đợi hàng ngoài cảng.
Năm 2015, ngành vận tải biển đã rất chật vật. Nhưng năm nay, hãng tư vấn Drewry dự báo tình trạng này còn bi quan hơn, với khoản lỗ hơn 5 tỷ USD cho cả ngành.
Tác giả bài viết: Hà Thu