Số hóa

Đã tìm ra lý do con người không thể rời xa điện thoại dù 1 giây

Theo một báo cáo trên Tạp chí Journal of Oncology của châu Âu, bức xạ phát ra từ điện thoại có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.

Thống kê hiện nay cho thấy có tới 2 tỉ người trên thế giới sở hữu một chiếc smartphone cho riêng mình. Và khi đã trở nên phổ biến đến vậy, cũng không có gì lạ khi nhiều người trong chúng ta đang sống rất phụ thuộc vào smartphone, hay đúng hơn là "nghiện smartphone".

Bệnh nghiện điện thoại đã có tên khoa học

"Nomophobia" đã được giới khoa học và cộng đồng quốc tế công nhận là một khái niệm dùng để chỉ chứng sợ hãi và bất an khi không được tiếp xúc với điện thoại. Theo đó, nó được viết tắt từ cụm từ "no-mobile-phone phobia" và được dùng lần đầu tiên trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 bởi UK Post Office và YouGov.


Ngoài ra, smartphone cũng sinh ra rất nhiều các "hội chứng" có liên quan khác cho người dùng được biết đến rộng rãi mà Phantom Ringing Syndrome (tưởng tượng ra điện thoại đang rung) là một ví dụ.

Một nghiên cứu mới đây của trường ĐH Kent (Úc) cũng kết luận rằng số lượng người nghiện smartphone đang ngày càng tăng. Và theo những gì họ đã thực hiện, có tới 3 nguyên nhân gây nên xu hướng này: nghiện Internet, sợ bỏ lỡ sự kiện, và thiếu khả năng kiểm soát bản thân.

Nhưng đó không phải là tất cả những gì nghiên cứu hướng đến. Để xác định được nguyên nhân của nghiện smartphone, họ còn phải nghiên cứu một xu hướng rất khó chịu: "phubbing" - hay hội chứng "mỗi người một máy" đang rất phổ biến mỗi khi chúng ta đi cafe.

Phubbing là một thuật ngữ mới trong tiếng Anh, kết hợp từ phone - điện thoại và snubbing - phớt lờ. Từ này dùng để chỉ hành vi cứ nhìn chằm chằm vào điện thoại khi nói chuyện, thay vì tỏ ra chú ý đến cuộc hội thoại. Và rõ ràng, chứng nghiện smartphone phải chịu trách nhiệm cho hành vi này.


Giáo sư Karen Douglas thuộc ĐH Kent đã thực hiện khảo sát trên 251 ứng viên, với độ tuổi từ 18 - 66. Kết quả cho thấy, những người càng nghiện dùng smartphone càng có xu hướng thực hiện hành vi "phubbing" mắc dịch kia với người khác.

Cũng theo giáo sư, vấn đề ở đây nằm ở chỗ hành vi này đang góp phần giết chết nhiều mối quan hệ trong xã hội. Một nghiên cứu vào năm 2015 đã cho thấy 46% người Mỹ từng bị "phubbing" bởi người thân, và hơn 1/3 số này cảm thấy thực sự thất vọng, thậm chí một số người còn bị trầm cảm.

Nhưng tóm gọn lại, biết được nghiên cứu này rồi thì các bạn biết phải làm gì rồi chứ? Bỏ ngay thói quen dùng smartphone mọi lúc mọi nơi đi, trước khi bạn bè kéo nhau bỏ đi hết.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Computers in Human Behaviour.

Phần lớn người dùng smartphone không thể sống xa thiết bị của mình trong một ngày

Trước đây, tạp chí danh tiếng TIME từng tiến hành một khảo sát với 5.000 người tham gia, trải đều trên 8 quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Indonesia và Brazil với kết quả cho thấy những số liệu gây bất ngờ về tình hình... nghiện smartphone.


Cụ thể, TIME công bố 84% số người tham gia khẳng định họ không thể dừng sử dụng điện thoại di động trong vòng một ngày. 20% thậm chí chia sẻ họ sử dụng điện thoại 10 phút một lần.

Tác giả bài viết: Diệp An

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP