Là trung tá công an nghỉ hưu nhưng suốt hơn 13 năm qua, thay vì chọn cuộc sống bình dị, an nhàn tuổi già thì bà Phạm Hải Huệ (68 tuổi, trú thôn 3, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại lặng lẽ sống một mình như bóng ma, quanh quẩn ở khu nghĩa địa để canh giữ mộ bố mẹ.
Video: Cuộc sống bí ẩn của cựu nữ trung tá công an nơi nghĩa địa
Nhiều người lúc đầu mới nhìn qua thì cho rằng bà Huệ không tỉnh táo nên mới làm như vậy. Tuy nhiên, phải đến khi tiếp xúc trực tiếp với bà mới thấy, dù ngoại hình có phần nhem nhuốc, rách rưới nhưng thực ra bà Huệ nói chuyện rất lưu loát và tỉnh táo.
Bà Huệ cho biết, bà là con út trong gia đình có 4 chị em, có mẹ mất sớm (lúc bà mới 8 tuổi - PV), chị cả và anh trai cũng đã mất vì bệnh tật, còn một người chị thì lấy chồng xa.
Từ nhỏ, bà Huệ đã thông minh, học giỏi. Lớn lên bà thi đậu và làm công an ở quê nhà Hà Tĩnh. Vài năm sau, bà chuyển ra Bắc Ninh công tác với hàm trung tá.
Sau một thời gian lập nghiệp, bà Huệ mua nhà rồi về quê đưa bố ra Bắc Ninh để ở cùng và chăm sóc. Được một thời gian, bố bà cũng lâm bệnh nặng rồi qua đời.
Năm 2013, bà Huệ viết đơn xin nghỉ hưu, đưa hài cốt của bố về quê chôn bên cạnh mộ mẹ, dựng một lúp lều nhỏ bên cạnh, căng bạt rồi sống luôn ở đó cho đến nay.
Lý giải về việc không giống ai của mình, bà Huệ cho biết, sỡ dĩ bà làm như vậy là để báo hiếu, chăm sóc cha mẹ, vì trước đây bà chỉ quan tâm đến công việc nên không có nhiều thời gian chăm sóc đấng sinh thành.
"Mẹ tôi mất lúc tôi mới 8 tuổi, lớn lên vì học hành và lo công việc nên không có thời gian chăm sóc được gì cho bố. Bây giờ bố mẹ tôi đã mất nhưng hằng ngày tôi vẫn nấu cơm, thắp hương, quét dọn mồ mả để mong bù đắp lại một phần nào đó có thể", bà Huệ nói.
Và cứ thế, suốt hơn 13 năm nay, bằng tiền dành dụm từ lương hưu, bà Huệ xây dựng mồ mả êm đẹp cho bố mẹ rồi dựng một túp lều nhỏ cạnh đó. Hằng ngày bà Huệ quanh quẩn, sống như một bóng ma nơi nghĩa địa.
Bà Lê Thị Thảo - một người dân thôn 3, xã Xuân Phổ cho biết, nhiều người không biết thì cứ nghĩ bà Huệ có vấn đề về thần kinh, nhưng thật ra bà Huệ rất tỉnh táo, thương người và hay giúp đỡ mọi người khi khó khăn.
"Bình thường trong xóm hễ có ai đau ốm, bệnh tật thì bà Huệ cũng đều đến thăm, đám cưới dù không đến được nhưng bà cũng đều bỏ phong bì nhờ người mừng. Nhiều lần xã xuống xem xét, hỗ trợ xây nhà cho bà nhưng bà đều từ chối", bà Thảo nói.
Đến nay, sau hơn 13 năm, dù mọi người vẫn động viên, thuyết phục bà vào làng để nhà nước hỗ trợ xây nhà nhưng bà Huệ vẫn nhất quyết không chịu nghe và nói: "Sẽ làm công việc kỳ lạ, không giống ai này đến hết phần đời còn lại để mong báo hiếu cha mẹ".
Video: Cuộc sống bí ẩn của cựu nữ trung tá công an nơi nghĩa địa
Nhiều người lúc đầu mới nhìn qua thì cho rằng bà Huệ không tỉnh táo nên mới làm như vậy. Tuy nhiên, phải đến khi tiếp xúc trực tiếp với bà mới thấy, dù ngoại hình có phần nhem nhuốc, rách rưới nhưng thực ra bà Huệ nói chuyện rất lưu loát và tỉnh táo.
Bà Huệ cho biết, bà là con út trong gia đình có 4 chị em, có mẹ mất sớm (lúc bà mới 8 tuổi - PV), chị cả và anh trai cũng đã mất vì bệnh tật, còn một người chị thì lấy chồng xa.
Từ nhỏ, bà Huệ đã thông minh, học giỏi. Lớn lên bà thi đậu và làm công an ở quê nhà Hà Tĩnh. Vài năm sau, bà chuyển ra Bắc Ninh công tác với hàm trung tá.
Sau một thời gian lập nghiệp, bà Huệ mua nhà rồi về quê đưa bố ra Bắc Ninh để ở cùng và chăm sóc. Được một thời gian, bố bà cũng lâm bệnh nặng rồi qua đời.
Năm 2013, bà Huệ viết đơn xin nghỉ hưu, đưa hài cốt của bố về quê chôn bên cạnh mộ mẹ, dựng một lúp lều nhỏ bên cạnh, căng bạt rồi sống luôn ở đó cho đến nay.
Lý giải về việc không giống ai của mình, bà Huệ cho biết, sỡ dĩ bà làm như vậy là để báo hiếu, chăm sóc cha mẹ, vì trước đây bà chỉ quan tâm đến công việc nên không có nhiều thời gian chăm sóc đấng sinh thành.
"Mẹ tôi mất lúc tôi mới 8 tuổi, lớn lên vì học hành và lo công việc nên không có thời gian chăm sóc được gì cho bố. Bây giờ bố mẹ tôi đã mất nhưng hằng ngày tôi vẫn nấu cơm, thắp hương, quét dọn mồ mả để mong bù đắp lại một phần nào đó có thể", bà Huệ nói.
Và cứ thế, suốt hơn 13 năm nay, bằng tiền dành dụm từ lương hưu, bà Huệ xây dựng mồ mả êm đẹp cho bố mẹ rồi dựng một túp lều nhỏ cạnh đó. Hằng ngày bà Huệ quanh quẩn, sống như một bóng ma nơi nghĩa địa.
Bà Lê Thị Thảo - một người dân thôn 3, xã Xuân Phổ cho biết, nhiều người không biết thì cứ nghĩ bà Huệ có vấn đề về thần kinh, nhưng thật ra bà Huệ rất tỉnh táo, thương người và hay giúp đỡ mọi người khi khó khăn.
"Bình thường trong xóm hễ có ai đau ốm, bệnh tật thì bà Huệ cũng đều đến thăm, đám cưới dù không đến được nhưng bà cũng đều bỏ phong bì nhờ người mừng. Nhiều lần xã xuống xem xét, hỗ trợ xây nhà cho bà nhưng bà đều từ chối", bà Thảo nói.
Đến nay, sau hơn 13 năm, dù mọi người vẫn động viên, thuyết phục bà vào làng để nhà nước hỗ trợ xây nhà nhưng bà Huệ vẫn nhất quyết không chịu nghe và nói: "Sẽ làm công việc kỳ lạ, không giống ai này đến hết phần đời còn lại để mong báo hiếu cha mẹ".
Tác giả bài viết: Phan Hiếu
Nguồn tin: