► Thi thể quấn chiếu được khiêng bộ từ bệnh viện về nhà
Thời gian qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện những hình ảnh người nhà bệnh nhân cuốn chiếu chở người chết về bằng xe máy và khiêng xác bệnh nhân về nhà.
Vụ việc mới đây nhất xảy ra tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, bệnh nhân tử vong là Bùi Văn Lâm, SN 1983, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, bị nhiễm HIV.
Video: Người nhà cuốn chiếu, khiêng thi thể anh Lâm về an táng
Sau khi Lâm tử vong, người nhà xin được tự đưa thi thể về mà không đợi xe của bệnh viện. Sau đó, hình ảnh 2 người đàn ông khiêng xác bệnh nhân được người dân bắt gặp chụp lại rồi đăng lên mạng xã hội. Ngay lập tức, nó nhận được nhiều ý kiến từ cư dân mạng.
Việc phản ứng của cư dân mạng như ở trên không chỉ với trường hợp của Lâm mà các trường hợp trước đó cũng từng gay gắt như vậy.
Tuy nhiên, qua trao đổi với ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) được biết, Bộ Y tế không có quy định về việc bệnh viện phải có trách nhiệm vận chuyển thi thể bệnh nhân đã chết về gia đình.
Thời gian qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện những hình ảnh người nhà bệnh nhân cuốn chiếu chở người chết về bằng xe máy và khiêng xác bệnh nhân về nhà.
Vụ việc mới đây nhất xảy ra tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, bệnh nhân tử vong là Bùi Văn Lâm, SN 1983, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, bị nhiễm HIV.
Video: Người nhà cuốn chiếu, khiêng thi thể anh Lâm về an táng
Sau khi Lâm tử vong, người nhà xin được tự đưa thi thể về mà không đợi xe của bệnh viện. Sau đó, hình ảnh 2 người đàn ông khiêng xác bệnh nhân được người dân bắt gặp chụp lại rồi đăng lên mạng xã hội. Ngay lập tức, nó nhận được nhiều ý kiến từ cư dân mạng.
Việc phản ứng của cư dân mạng như ở trên không chỉ với trường hợp của Lâm mà các trường hợp trước đó cũng từng gay gắt như vậy.
Tuy nhiên, qua trao đổi với ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) được biết, Bộ Y tế không có quy định về việc bệnh viện phải có trách nhiệm vận chuyển thi thể bệnh nhân đã chết về gia đình.
Ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục khám chữa bệnh (ảnh trái) cho biết, bệnh viện không bắt buộc phải vận chuyển thi thể bệnh nhân đã chết về gia đình.
Dường như trước 1 sự việc, một bộ phận quần chúng có thói quen phản ứng theo cảm tính mà không thử suy xét hay tìm hiểu xem vai trò trách nhiệm và các quy định pháp luật về vấn đề đó như thế nào?
Cục trưởng Cục khám chữa bệnh nói: “Xe cứu thương là xe chở người sống, cấp cứu người sống chứ không phải xe tang, việc vận chuyển người chết là của xe tang lễ. Ngành y lo cho người sống chứ làm sao lo cho người chết được”.
Ông khẳng định lại rằng, không có quy định nào của Bộ Y tế về việc bệnh viện phải chở thi thể về cho gia đình.
Còn về những trường hợp hộ nghèo, gia đình khó khăn, gia đình chính sách nếu hoàn cảnh không cho phép, có trình bày với bệnh viện, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, phương tiện sẵn có, nhân lực vật lực các bệnh viện sẽ có hỗ trợ ở mức độ phù hợp.
Đối với người dân có bảo hiểm y tế, nếu trong hạng mục chi trả thì bảo hiểm sẽ thanh toán, còn nếu không, gia đình sẽ tự chịu chi phí vận chuyển thi thể từ bệnh viện về nhà. Thông thường, việc vận chuyển do xe tang của nhà tang lễ phụ trách, song do nhiều địa phương không có dịch vụ tang lễ nên khi xe cấp cứu đang không làm nhiệm vụ, bệnh viện có thể hỗ trợ gia đình vận chuyển.
Tuy nhiên, đó là nói về quy định, còn trong thực tế, các bệnh viện vẫn chia sẻ với nỗi đau của gia đình bệnh nhân, vẫn san sẻ với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn bằng cách hỗ trợ phương tiện vận chuyển hoặc khuyên góp tiền cho họ để có thể đưa thi thể về nhà.
Tác giả bài viết: Đức Thuận
Nguồn tin: