Theo bà Nguyễn Thị Nga (Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền), người làm ADN quan trọng nhất là phải làm đúng và chính xác. Vì làm sai một lần sẽ không ai tin tưởng mình nữa.
Bà Nga còn nhớ như in trường hợp người phụ nữ giả câm điếc đến xin bà làm kết quả xét nghiệm sai. Lúc chưa biết người phụ nữ ấy nói dối, bà rất thương cảm. Nhưng với trách nhiệm của người làm khoa học, bà Nga không thể làm khác.
Bà Nga kể lại, cách đây không lâu có hai ông bà tuổi tầm trung, ăn mặc rất sang trọng, đưa cháu B đến xét nghiệm ADN xem có phải con của anh T (con trai họ) hay không. Lúc này, gia đình cũng không nói thêm gì đến đứa trẻ và về luôn để chờ 1 tuần sau đến lấy kết quả.
Bà Nga còn nhớ như in trường hợp người phụ nữ giả câm điếc đến xin bà làm kết quả xét nghiệm sai. Lúc chưa biết người phụ nữ ấy nói dối, bà rất thương cảm. Nhưng với trách nhiệm của người làm khoa học, bà Nga không thể làm khác.
Bà Nga kể lại, cách đây không lâu có hai ông bà tuổi tầm trung, ăn mặc rất sang trọng, đưa cháu B đến xét nghiệm ADN xem có phải con của anh T (con trai họ) hay không. Lúc này, gia đình cũng không nói thêm gì đến đứa trẻ và về luôn để chờ 1 tuần sau đến lấy kết quả.
Mẫu xét nghiệm của bé B và anh T được đem đến trung tâm để xét nghiệm.
Nhưng trong thời gian chờ kết quả của cháu B và anh T, có một người phụ nữ nhắn tin tới bà Nga và xưng là Nguyễn Thị L. - mẹ cháu. Chị L. nói là bị câm điếc rất khổ sở, đồng thời nhờ xét nghiệm sai kết quả để cháu B là con của anh T.
Trong tin nhắn người này viết rằng: “Mong cô giúp cho cha con họ nhận nhau. Vì bản thân bị câm điếc rất khổ sở. Nên nếu họ không nhận con nhận cháu, hai mẹ con sẽ phải ra đường, mà mẹ thì câm điếc nên không có tiền nuôi con”.
Bà nga cũng nhắn lại luôn: “Tất nhiên họ sẽ nhận nhau nếu kết quả xét nghiệm đứa trẻ đúng là con của anh T. Dù rất thương cảm với hoàn cảnh của chị nhưng tôi phải làm đúng chứ không thể khác được”.
Ngay sau ngày nhận được tin nhắn lạ, có một người phụ nữ trùm kín đầu, kín mặt đến Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền ra hiệu mình bị câm. Chị viết ra giấy rằng: “Tôi bị câm điếc lại bị ung thư sắp chết xin trung tâm để cho anh T và cháu B nhận nhau và sẽ hậu tạ”.
Lúc này bà Nga mới biết đó là người phụ nữ đã nhắn tin cho mình hôm qua. Nhưng bà Nga vẫn chỉ trả lời như cũ rằng sẽ làm đúng kết quả.
Dù thế, bà Nga vẫn nhận được một khoản tiền chuyển vào tài khoản mà người gửi không viết tên là ai, không viết nội dung gì. Bà Nga rất thắc mắc về số tiền này nên đã ra ngân hàng hỏi xem là ai và chuyển lại số tiền vào tài khoản kia.
Một tuần sau, khi có kết quả ADN của bé B, gia đình anh T đã đến lấy. Kết quả bé B không phải là con của anh T.
Bà Hoa, mẹ anh T kể lại câu chuyện về người phụ nữ muốn con trai mình “đổ vỏ”. Vì vậy mà bà Nga đã biết ngưới phụ nữ nhắn tin cho bà nói bị câm điếc là hoàn toàn dối trá.
Bà Hoa kể rằng, gia đình mình là dân kinh doanh, kinh tế khá giả. Vì vậy mà anh T cũng chơi bời lăng nhăng. “Tất nhiên nếu con trai chúng tôi lỡ để cho cô gái nào có con thì chúng tôi sẽ sẵn sàng nhận cháu và nuôi nấng vì đó là máu mủ của gia đình mình”, mẹ anh T nói với bà Nga.
Trong số những cô gái mà con trai bà Hoa qua lại có cô gái tên là Nguyễn Thị L. Thời gian qua lại với con bà đã có quan hệ với người đàn ông khác. Nhưng vì thấy gia đình bà có điều kiện nên muốn "đổ thừa" cho con trai bà để gia đình bà nuôi con cô ta.
Chị L đã đem con trai (cháu cũng được hơn 1 tuổi) đến gia đình bà Hoa và nói là con của anh T. Anh này cũng công nhận đã có thời gian qua lại với L. nên cho rằng đó có thể là con trai mình và bảo bố mẹ nhận cháu.
Nhưng do bà Hoa có cảm giác đứa bé này không phải là cháu mình vì không có điểm giống T. nên bà đã đem cháu B đi xét nghiệm ADN.
Vì muốn con trai sống ở nhà giàu sung sướng, người phụ nữ này đã tìm mọi thủ đoạn thay đổi kết quả xét nghiệm. Ảnh minh họa.
Mặt khác, bà Hoa cũng muốn làm rõ thân phận chị L nên nhiều lần muốn tìm đến nơi ở cũng như nơi làm việc của L.. Bản thân L. nói đang làm cho một khách sạn và bà xin địa chỉ để đến gặp. Nhưng lần nào, L. cũng cho địa chỉ rất mờ mịt. Cố gặng hỏi mãi, L. cũng cho một địa chỉ khách sạn nhưng bà đến nơi tìm gặp thì L. lại bảo đang không có ở đó. Khi bà Hoa vào khách sạn này xác minh thì họ cho biết, không có ai tên là L. làm việc ở đó cả.
Theo bà Nga, sau khi không được làm sai kết quả ADN như dự định, người phụ nữ giả câm điếc kia đã đến trung tâm và nói những lời không hay.
Kể xong câu chuyện này, bà Nga cười và lắc đầu nói: “Điều này đủ biết sự thật thà của chị Nguyễn Thị L. Tất nhiên lấy được chồng khá giả ai cũng muốn nhưng để có con ràng buộc người khác là không nên và càng không được khi bản thân không chung thủy”.
Tác giả bài viết: Thanh Hiên