Nỗi lo của “kiếp dự bị”
Trước sự kiện Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường đầu quân cho các CLB bóng đá chuyên nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc khiến cộng đồng bóng đá Việt phát “sốt”. Có lẽ ai cũng mong mỏi sẽ thấy bóng dáng của bộ 3 cầu thủ này tung hoành ở những đấu trường có đẳng cấp hàng đầu châu Á.
Tuy nhiên, sự kì vọng nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng lớn lao rồi chuyển hẳn sang sự lo lắng cho tương lai của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường khi họ thường xuyên không được đăng kí thi đấu chính thức.
Người hâm mộ mòn mỏi đợi chờ giây phút được chứng kiến những thần tượng của mình thỏa sức vùng vẫy tại các đấu trưởng đỉnh cao. Tuy nhiên, thực tế lại rất phũ phàng bởi những con số thông kê số phút, số trận dự bị, số trận không được ra sân, cứ ngày một dài ra trong khi AFF Cup 2016 đang cận kề.
Trước sự kiện Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường đầu quân cho các CLB bóng đá chuyên nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc khiến cộng đồng bóng đá Việt phát “sốt”. Có lẽ ai cũng mong mỏi sẽ thấy bóng dáng của bộ 3 cầu thủ này tung hoành ở những đấu trường có đẳng cấp hàng đầu châu Á.
Tuy nhiên, sự kì vọng nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng lớn lao rồi chuyển hẳn sang sự lo lắng cho tương lai của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường khi họ thường xuyên không được đăng kí thi đấu chính thức.
Người hâm mộ mòn mỏi đợi chờ giây phút được chứng kiến những thần tượng của mình thỏa sức vùng vẫy tại các đấu trưởng đỉnh cao. Tuy nhiên, thực tế lại rất phũ phàng bởi những con số thông kê số phút, số trận dự bị, số trận không được ra sân, cứ ngày một dài ra trong khi AFF Cup 2016 đang cận kề.
Công Phượng cả năm chỉ chờ có ngày về đội tuyển để không chìm vào quên lãng ở Mito
Sau 7 tháng cật lực tập luyện, Tuấn Anh mới có trận đấu đá chính đầu tiên tại Nhật Bản khi anh được CLB Yokohama tin trưởng trao cơ ở trận đấu gặp Yamagata thuộc vòng 1 Cúp Hoàng đế - Nhật Bản. Người đồng đội Công Phượng thì có chút khả quan hơn khi cầu thủ người Nghệ An đã được ra sân tổng cộng 4 trận trong màu áo Mito Hollyhock tại J.League 2. Trong đó có 1 lần được đá chính và 3 lần vào sân ở băng ghế dự bị. Tuy nhiên, anh không để lại được dấu ấn nào đặc biệt.
Không ít CĐV cảm thấy nhói lòng bởi những hình ảnh Công Phượng, Tuấn Anh, người thì phải phát tờ rơi ở ga tàu điện ngầm, người thì gầy rộc bởi cường độ tập luyện khắc nghiệt. Tại Hàn Quốc, Xuân Trường cũng lâm vào tình cảnh không khá khẩm hơn là mấy so với 2 người đồng đội.
Xuân Trường được CLB Incheon United điền tên ra sân trong đội hình xuất phát khi Incheon United tiếp đón Gwangju FC trong khuôn khổ vòng 11 K.League. Một trận đấu mà dường như Trường “híp” được đặc cách ra sân bởi ngày diễn ra trận đấu cũng chính là kỉ niệm ngày Việt Nam tại Hàn Quốc. Sau những khoảnh khắc ngắn ngủi xuất hiện thì cái tên Xuân Trường lại phải chia tay K.League để trở lại thi đấu tại sân chơi quen thuộc dành cho các cầu thủ dự bị (R.League).
Trước tình cảnh thường xuyên sắm vai dự bị của bộ 3 cầu thủ HAGL, HLV trưởng ĐTQG Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng cũng đã bày tỏ sự lo ngại khi ông chia sẻ:
“Bản thân tôi cũng rất lo lắng cho 3 tài năng trẻ này, vì nếu cầu thủ họ không được ra sân thi đấu thường xuyên thì rất đáng ngại vì nó ảnh hưởng tới thể lực, phong độ”.
Xuân Trường (trái) không có nhiều cơ hội thi đấu tại Incheon United
Đồng tình với quan điểm của HLV Hữu Thắng, chuyên gia bóng đá Nguyễn Thành Vinh cũng đưa ra ý kiến: “Đành rằng các em còn trẻ và ra nước ngoài với mục đích học hỏi kinh nghiệm là chính. Tuy nhiên, nếu việc không ra sân thường xuyên sẽ không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố chuyên môn mà còn cả tâm lí nữa. Nếu không có sự chuẩn bị tâm lí kĩ lượng thì rất dễ khiến các em xuất hiện tư tưởng tự ti và thiếu niềm tin vào bản thân mình. Qua đó dễ dẫn tới việc thui chột tài năng”.
Diễn cả năm, giờ là lúc chiến đấu
Xét về trình độ, năng lực thì rõ ràng, các cựu cầu thủ của HAGL thua xa các đồng nghiệp bên phía Nhật Bản hay Hàn Quốc về nhiều mặt. Ngay cả người đàn anh, tiền đạo Lê Công Vinh, người được xem là cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá Việt trong 10 năm trở lại đây cũng phải chấp nhận thời gian dài mài đũng quẫn trên băng ghế dự bị tại CLB Consadole Sapporo khi đó đang chơi tại giải hạng 2 tại Nhật Bản.
Trên thực tế, những nhà làm chuyên môn đều chung một ý kiến rằng, việc Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường phải dự bị tại các đấu trường chuyên nghiệp ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là điều hoàn toàn bình thường, dễ hiểu.
Vấn đề lúc này không phải là chuyện Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường được đá nhiều hay ít mà quan trọng hơn là 3 cầu thủ này có khả năng duy trì được nền tảng thể lực, hoàn thành khối lượng tập luyện và cùng với đó là sự khát khao, cầu thị học hỏi nơi xứ người hay không mà thôi.
Những lo ngại của HLV trưởng Hữu Thắng cùng như các nhà llàm chuyên môn hoàn toàn có cơ sở nhưng chưa hẳn đã đúng trong mọi trường hợp.
Tuấn Anh là ví dụ điển hình cho thấy việc không cần thi đấu chính nhiều nhưng vẫn có thể đá tốt và để lại những dấu ấn rõ nét. Mới đây, bàn thắng quyết định trong hiệp phụ của tiền vệ Tuấn Anh đã giúp Yokohama FC đánh bại AC Nagano Parceiro 3-2. Đây mới là lần thứ 2 Tuấn Anh có tên trong đội hình xuất phát của Yokohama FC.
Một bàn thắng bằng đầu tuy không phải phong cách thường thấy của tiền vệ gốc Thái Bình nhưng nó mang tính chất quyết định và là bước ngoặt lớn kể từ ngày Tuấn Anh gia nhập đội bóng của Nhật Bản. Đó thực sự là thành quả ngọt ngào sau quãng thời gian dài đằng đẵng Tuấn Anh khổ luyện tại Yokohama FC.
“Quãng thời gian tập luyện bên Nhật Bản thực sự là rất khó khăn đối với tôi. Việc ngồi dự bị nhiều tất nhiên ban đầu khiến tôi bị tâm lí nhưng nó là động lực thôi thúc sự khát khao nỗ lực tập luyện và khẳng định mình nhiều hơn. Bàn thắng mà tôi có được khiến tôi cảm thấy cực kì phấn khích và có lẽ nó là món quà vô giá sau những tháng ngày tập luyện vất vả”. Tuấn Anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, chuyên gia Vũ Mạnh Hải cũng đưa ra quan điểm rằng, chính màn thể hiện xuất sắc của Tuấn Anh mới đây đã đập tan sự hoài nghi rằng, cầu thủ thi đấu ít sẽ yếu thể lực và không có phong độ tốt. Trên thực tế, Tuấn Anh vẫn chạy khỏe như máy từ đầu trận cho tới cả thời gian hiệp phụ. Không chỉ ghi bàn thắng quyết định mà Tuấn Anh còn kiếm được một quả penalty cho Yokohama FC. Qủa thật, những gì mà Tuấn Anh đã làm được là điều rất tuyệt vời và xứng đáng được ngợi khen. Điều này sẽ làm cho HLV Hữu Thắng và những người hâm mộ bóng đá Việt Nam cảm thấy yên lòng và có thêm niềm tin và hy vọng, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường sẽ có thể tỏa sáng rực rỡ trong màu áo ĐTQG tại AFF Suzuki Cúp 2016.
“Tôi nghĩ với nền tảng thể lực, kĩ năng, kiến thức được mài giũa chu đáo bên Nhật Bản và Hàn Quốc cùng khát khao cháy bỏng thể hiện bản thân, những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường sẽ trở thành những gương mặt có thể gây đột biến của ĐTVN tại AFF Cúp 2016. Quan trọng là HLV Hữu Thắng tìm cách nào giải được bài toán điểm rơi phong độ cho các cầu thủ này ra sao mà thôi”. Chuyên gia Vũ Mạnh Hải khẳng định.
Công Phượng sẽ góp mặt với ĐTVN lúc nào?
Theo kế hoạch, Công Phượng sẽ về nước ngày 2/10 và Tuấn Anh về nước vào ngày 3/10 để hội quân cùng ĐTVN chuẩn bị cho AFF Suzuki Cup 2016. Sau trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên vào ngày 6/10, Công Phượng và Tuấn Anh sẽ về lại Nhật Bản vào ngày 7/10.
Sau đó, Công Phượng, Tuấn Anh sẽ trở lại Việt Nam vào ngày 31/10 để tập trung giai đoạn chuẩn bị quan trọng nhất cho AFF Cup. Riêng trường hợp tiền vệ Xuân Trường đang thi đấu cho CLB Incheon United, VFF đã có thư xin phép CLB Incheon United cho Xuân Trường về tham dự AFF Cup và đang đợi câu trả lời. VFF sẽ tìm mọi cách để đưa bằng được Xuân Trường về tập trung ĐTQG càng sớm càng tốt.
Tác giả bài viết: Huy Hùng