"Công nghệ Arsenal" thua CLB hạng 2 Nhật Bản?
Khi bầu Đức quyết định dùng hàng héc ta cao su để xây học viện bóng đá liên kết với Học viện JMG cùng CLB Arsenal, ông đặt kỳ vọng rất lớn rằng những Công Phượng, Tuấn Anh... sau này sẽ là những cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu ở trời Âu.
Cả nước đều háo hức chờ đợi và ngóng theo tham vọng lớn ấy của bầu Đức sẽ thay đổi bóng đá Việt Nam. Những người con ưu tú của học viện này chí ít cũng giúp bóng đá Việt Nam vươn ra đấu trường châu Á.
Thực tế, lứa Công Phượng đã được đào tạo trong một giáo trình quy chuẩn và bài bản. Họ là lứa cầu thủ trẻ hiếm hoi ở Việt Nam được tập huấn ở châu Âu một thời gian dài, trong đó có những buổi tập cùng với những cầu thủ trẻ của Arsenal. Những buổi đá tập với kết quả cho thấy các cầu thủ trẻ của HAGL JMG không hề thua kém những cầu thủ đồng trang lứa của Arsenal và các CLB hàng đầu châu Âu.
Bước đầu ấy đã mang theo những kỳ vọng, bởi khi các cầu thủ Việt Nam được tập và thi đấu trong môi trường đạt chuẩn châu Âu, thì chẳng có lý do gì cầu thủ của chúng ta không đạt đến đẳng cấp của họ, hoặc chí ít cũng có thể đá được ở châu Á.
Bầu Đức đã không thể đưa những Công Phượng, Tuấn Anh sang châu Âu như kỳ vọng ban đầu. Việc chỉ đưa sang các CLB hạng 2 của Nhật Bản thi đấu đã bị coi là thất bại. Nhưng rồi 7 tháng ở Nhật Bản trôi qua, người ta chợt giật mình nhận ra, ngay cả những cầu thủ sáng nhất của Học viện khi sang Nhật cũng chẳng là gì so với các cầu thủ trẻ ở một đội bóng hạng 2 tại đây.
Cuối tuần qua, Công Phượng và Tuấn Anh sau một thời gian dài không được thi đấu thì đều đã được ra sân trong đội hình chính thức của đội trẻ của Mito Hollyhock hay Yokohama để thi đấu với những CLB ở hạng ba. Nhưng không khó để thấy 2 cầu thủ này cũng chẳng nổi bật hơn so với những cầu thủ trẻ ở các CLB này.
Những ngôi sao sáng nhất của Việt Nam khi sang Nhật không đủ sức cạnh tranh với các cầu thủ chính thức đã đành, bây giờ cũng không vượt trội so với những cầu thủ trẻ thì đấy rõ ràng là một nỗi buồn không chỉ dành riêng cho cá nhân các cầu thủ này, với bầu Đức mà cả bóng đá Việt Nam.
Liệu chất lượng các cầu thủ Việt Nam có kém cỏi đến như vậy, hay ngay cả công nghệ đào tạo trẻ của CLB Arsenal thua cả những CLB hạng 2 của Nhật Bản?
Sự thất bại của học viện JMG
Cần phải khẳng định rằng, nếu so với các cầu thủ đồng lứa tuổi ở trong nước thì Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... đều nhỉnh hơn. Nhưng sự nổi bật ấy là điều tất yếu bởi từ lúc tuyển sinh khóa đầu của Học viện HAGL JMG đã hội tụ những cầu thủ tốt nhất của Việt Nam ở độ tuổi ấy, họ được đầu tư và đào tạo trong điều kiện tốt hơn rất nhiều so với các trung tâm đào tạo trẻ khác.
Nhưng đáng nói hơn là sự nổi bật ấy cũng không quá rõ rệt mà minh chứng rõ nhất là số lượng cầu thủ từ Học viện HAGL JMG khoác áo đội tuyển vẫn còn khiêm tốn so với những gì chúng ta thấy từ các lò đào tạo của SLNA, Thể Công trước kia. Thậm chí nếu so với những lứa cầu thủ đàn anh đi trước ở cùng độ tuổi thì lứa Công Phượng không phải là xuất chúng nếu không muốn nói là chưa thể theo kịp.
Ở tuổi Công Phượng, Công Vinh (3 Quả bóng vàng), và Văn Quyến là những ngôi sao số 1 Việt Nam.
Chưa cần nói đến lứa Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Minh Chiến... những người đã làm "trùm" bóng đá Việt Nam ở độ tuổi 20, thì gần nhất những Công Vinh, Văn Quyến, Thành Lương... đều giành Quả bóng vàng Việt Nam khi mới 19 tuổi cũng đủ để thấy Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... cần phải cố gắng hơn rất nhiều để theo kịp các đàn anh.
Vậy một học viện "công nghệ Arsenal" nhưng vẫn chưa thể cho ra sản phẩm ưu việt hơn so với trước đó có được gọi là thất bại?
Cần nhắc lại rằng Học viện JMG khi được mở tại Thái Lan đã gặp thất bại trầm trọng khi những cầu thủ từ Học viện này lúc tốt nghiệp còn không đủ sức đá ở Thai.League và buộc phải đóng cửa học viện. Điều đó cho thấy giáo án từ công nghệ JMG cũng chưa hẳn thực sự tốt như những gì đã quảng cáo.
Học viện HAGL JMG đang thua cả các trung tâm đào tạo trẻ
Trong ngày tiễn Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường ra nước ngoài tu nghiệp, bầu Đức đã tự tin tuyên bố rằng những cầu thủ khóa sau của học viện còn không hề thua kém Công Phượng. Ông Đức cũng nói thẳng luôn cái tên Phan Thanh Hậu sẽ là ngôi sao mới nổi lên ở V.League 2016. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khóa sau của Học viện JMG không được như bầu Đức đã tuyên bố.
Trong thành phần của ĐT U19 Việt Nam, Phan Thanh Hậu đã từng có tên nhưng anh thậm chí còn không cạnh tranh được vị trí với các cầu thủ từ các trung tâm đào tạo trẻ khác như Viettel, Hà Nội T&T và PVF. Mới nhất khóa 2 của học viện HAGL JMG với sự có mặt của Phan Thanh Hậu cũng đã thất bại 1-4 trước U16 Nhật Bản, đội trước đó đã hòa U17 Bình Dương.
Khi bầu Đức quyết định dùng hàng héc ta cao su để xây học viện bóng đá liên kết với Học viện JMG cùng CLB Arsenal, ông đặt kỳ vọng rất lớn rằng những Công Phượng, Tuấn Anh... sau này sẽ là những cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu ở trời Âu.
Cả nước đều háo hức chờ đợi và ngóng theo tham vọng lớn ấy của bầu Đức sẽ thay đổi bóng đá Việt Nam. Những người con ưu tú của học viện này chí ít cũng giúp bóng đá Việt Nam vươn ra đấu trường châu Á.
Thực tế, lứa Công Phượng đã được đào tạo trong một giáo trình quy chuẩn và bài bản. Họ là lứa cầu thủ trẻ hiếm hoi ở Việt Nam được tập huấn ở châu Âu một thời gian dài, trong đó có những buổi tập cùng với những cầu thủ trẻ của Arsenal. Những buổi đá tập với kết quả cho thấy các cầu thủ trẻ của HAGL JMG không hề thua kém những cầu thủ đồng trang lứa của Arsenal và các CLB hàng đầu châu Âu.
Bước đầu ấy đã mang theo những kỳ vọng, bởi khi các cầu thủ Việt Nam được tập và thi đấu trong môi trường đạt chuẩn châu Âu, thì chẳng có lý do gì cầu thủ của chúng ta không đạt đến đẳng cấp của họ, hoặc chí ít cũng có thể đá được ở châu Á.
Bầu Đức đã không thể đưa những Công Phượng, Tuấn Anh sang châu Âu như kỳ vọng ban đầu. Việc chỉ đưa sang các CLB hạng 2 của Nhật Bản thi đấu đã bị coi là thất bại. Nhưng rồi 7 tháng ở Nhật Bản trôi qua, người ta chợt giật mình nhận ra, ngay cả những cầu thủ sáng nhất của Học viện khi sang Nhật cũng chẳng là gì so với các cầu thủ trẻ ở một đội bóng hạng 2 tại đây.
Cuối tuần qua, Công Phượng và Tuấn Anh sau một thời gian dài không được thi đấu thì đều đã được ra sân trong đội hình chính thức của đội trẻ của Mito Hollyhock hay Yokohama để thi đấu với những CLB ở hạng ba. Nhưng không khó để thấy 2 cầu thủ này cũng chẳng nổi bật hơn so với những cầu thủ trẻ ở các CLB này.
Những ngôi sao sáng nhất của Việt Nam khi sang Nhật không đủ sức cạnh tranh với các cầu thủ chính thức đã đành, bây giờ cũng không vượt trội so với những cầu thủ trẻ thì đấy rõ ràng là một nỗi buồn không chỉ dành riêng cho cá nhân các cầu thủ này, với bầu Đức mà cả bóng đá Việt Nam.
Liệu chất lượng các cầu thủ Việt Nam có kém cỏi đến như vậy, hay ngay cả công nghệ đào tạo trẻ của CLB Arsenal thua cả những CLB hạng 2 của Nhật Bản?
Sự thất bại của học viện JMG
Cần phải khẳng định rằng, nếu so với các cầu thủ đồng lứa tuổi ở trong nước thì Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... đều nhỉnh hơn. Nhưng sự nổi bật ấy là điều tất yếu bởi từ lúc tuyển sinh khóa đầu của Học viện HAGL JMG đã hội tụ những cầu thủ tốt nhất của Việt Nam ở độ tuổi ấy, họ được đầu tư và đào tạo trong điều kiện tốt hơn rất nhiều so với các trung tâm đào tạo trẻ khác.
Nhưng đáng nói hơn là sự nổi bật ấy cũng không quá rõ rệt mà minh chứng rõ nhất là số lượng cầu thủ từ Học viện HAGL JMG khoác áo đội tuyển vẫn còn khiêm tốn so với những gì chúng ta thấy từ các lò đào tạo của SLNA, Thể Công trước kia. Thậm chí nếu so với những lứa cầu thủ đàn anh đi trước ở cùng độ tuổi thì lứa Công Phượng không phải là xuất chúng nếu không muốn nói là chưa thể theo kịp.
Ở tuổi Công Phượng, Công Vinh (3 Quả bóng vàng), và Văn Quyến là những ngôi sao số 1 Việt Nam.
Chưa cần nói đến lứa Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Minh Chiến... những người đã làm "trùm" bóng đá Việt Nam ở độ tuổi 20, thì gần nhất những Công Vinh, Văn Quyến, Thành Lương... đều giành Quả bóng vàng Việt Nam khi mới 19 tuổi cũng đủ để thấy Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... cần phải cố gắng hơn rất nhiều để theo kịp các đàn anh.
Vậy một học viện "công nghệ Arsenal" nhưng vẫn chưa thể cho ra sản phẩm ưu việt hơn so với trước đó có được gọi là thất bại?
Cần nhắc lại rằng Học viện JMG khi được mở tại Thái Lan đã gặp thất bại trầm trọng khi những cầu thủ từ Học viện này lúc tốt nghiệp còn không đủ sức đá ở Thai.League và buộc phải đóng cửa học viện. Điều đó cho thấy giáo án từ công nghệ JMG cũng chưa hẳn thực sự tốt như những gì đã quảng cáo.
Học viện HAGL JMG đang thua cả các trung tâm đào tạo trẻ
Trong ngày tiễn Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường ra nước ngoài tu nghiệp, bầu Đức đã tự tin tuyên bố rằng những cầu thủ khóa sau của học viện còn không hề thua kém Công Phượng. Ông Đức cũng nói thẳng luôn cái tên Phan Thanh Hậu sẽ là ngôi sao mới nổi lên ở V.League 2016. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khóa sau của Học viện JMG không được như bầu Đức đã tuyên bố.
Trong thành phần của ĐT U19 Việt Nam, Phan Thanh Hậu đã từng có tên nhưng anh thậm chí còn không cạnh tranh được vị trí với các cầu thủ từ các trung tâm đào tạo trẻ khác như Viettel, Hà Nội T&T và PVF. Mới nhất khóa 2 của học viện HAGL JMG với sự có mặt của Phan Thanh Hậu cũng đã thất bại 1-4 trước U16 Nhật Bản, đội trước đó đã hòa U17 Bình Dương.
HLV Miura: "Công Phượng khó đá ở Nhật Bản" Trong lần phát biểu mới nhất với báo giới, HLV Miura cho biết Công Phượng, Tuấn Anh khó có thể thi đấu ở Nhật Bản. "Tôi mừng khi Công Phượng và Tuấn Anh được sang Nhật Bản, nhưng nói thực họ sẽ khó thành công ở đây. Tại Nhật Bản, các cầu thủ 17-18 tuổi đã được đá chính ở đội một rất nhiều rồi, nên hai cầu thủ của Việt Nam không thể gọi là trẻ nữa. Rất khó để họ chen được chân vào đội hình chính". |
Học viện JMG toàn cầu (Global JMG Academy) có tổng cộng 10 chi nhánh mở ra khắp thế giới, gồm: Abidjan JMG Bờ Biển Ngà (1994), Mandagascar JMG (2000), Thailand Chonburi JMG (2005), Ma-rốc JMG, Mali Bamako (2006), Algeria, Ai Cập, Việt Nam (2007), Ghana (2008) và Bỉ (2009). Trong số 10 Học viện JMG, chỉ có Abidijan JMG Bờ Biển Ngà khóa đầu là thành công, khi đã đào tạo ra được những sản phẩm hoàn thiện, được thử thách qua nhiều môi trường thi đấu. Các học viện còn lại đều thất bại và phải đóng cửa. |
Tác giả bài viết: Thiên Vũ